Nhiều trò chơi giúp ích cho trí não, tăng cường tính sáng tạo của trẻ nhỏ. Trí thông minh bắt nguồn đầu tiên là do gen di truyền, sau đó là sự học hỏi không ngừng và những phát triển trí tuệ vốn dĩ ở trẻ nhỏ. 9 cách dưới đây được những nhà nghiên cứu xác thực là đúng đắn đối với việc giúp trẻ nhỏ thông minh hơn.
Em bé ngáp ngủ
Nghe nhạc chiếm vị trí quan trọng trong việc kích thích trí thông minh ở trẻ nhỏ. Theo nghiên cứu ở trường Đại học Toronto, cho trẻ tham gia các buổi học âm nhạc sẽ làm tăng chỉ số IQ ở chúng. Học càng lâu, càng đạt hiệu quả cao. Việc học nhạc từ lúc còn nhỏ sẽ làm tăng chỉ số IQ của trẻ lúc chúng trưởng thành. Cho trẻ nghe nhạc Mozart và tham gia các lớp học âm nhạc riêng lẻ hay đến câu lạc bộ dạy nhạc là điều nên làm.
Cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho trí não của trẻ. Những nhà nghiên cứu cho biết bú sữa mẹ rất tốt cho sự phát triển ở trẻ từ 7 tuổi trở xuống. Sữa mẹ giúp ngăn ngừa các sự tiêm nhiễm có hại với trẻ và cung cấp những chất bổ cần thiết. Các nghiên cứu của người Đan Mạch cho thấy bú sữa mẹ vừa làm trẻ khỏe hơn và còn thông minh hơn. Hơn thế nữa những đứa trẻ được bú sữa đến 9 tháng tuổi sẽ thông minh hơn những đứa trẻ chỉ được bú từ 1-2 tháng.
Vận động cơ thể
Nghiên cứu sinh của trường Đại học Illinois cho biết rằng sẽ là rất tốt khi một đứa trẻ học tập ở trường tiểu học được học thêm các bài thể dục rèn luyện thân thể. “Các bài thể dục nhằm tăng cường tính tự tin, tinh thần đồng đội và khả năng lãnh đạo ở trẻ nhỏ”, nghiên cứu của Oppenheimer Funds. Nghiên cứu này còn cho biết 81% nữ doanh nhân thành đạt đều đã tham gia các câu lạc bộ thể thao lúc nhỏ. Do đó, thay vì ngồi xem Tivi sau mỗi bữa cơm, hãy khuyến khích trẻ đi dạo bộ hay vận động nhẹ nhàng. Và tốt nhất là cho trẻ tham gia vào câu lạc bộ thể dục hay các hoạt động thể chất bổ ích khác trong trường học.
Chơi game
Những trò chơi video thường là không tốt. Chúng thường là bạo lực, không mang tính tập thể và hoàn toàn không cần người chơi phải động não. Nhưng cũng có những trò chơi giúp ích cho trí não của trẻ, tăng cường tinh thần đồng đội và tính sáng tạo của trẻ nhỏ. Những trò chơi mang tính giáo dục như xếp hình, có thể kích thích khả năng vận động trí óc và khả năng liên tưởng ở trẻ nhỏ, kể cả các bé vừa biết đi lẫm chẫm. Nghiên cứu gần đây nhất của trường Đại học Rochester cho biết những trẻ hay chơi game có sự nhạy bén hơn về thị lực và khả năng nhận biết các dấu hiệu so với trẻ chỉ tham gia những trò chơi không phải là video game. Những giáo viên ở Anh bắt đầu đưa các trò chơi video vào trong lớp học.
Đừng cho trẻ ăn quà vặt
Đây là phương pháp hữu ích nhất giúp tăng cường chỉ số IQ ở trẻ nhỏ. Những điều chắc chắn là đúng (như 1+1=2), những vấn đề đơn giản sẽ khiến trẻ ham đọc sách hơn. Tập trẻ đọc sách khi chúng còn nhỏ, cho trẻ đi thư viện và mua nhiều sách để ở nhà cho trẻ tập đọc.
Ăn bữa sáng đầy đủ
Ăn sáng đầy đủ giúp tăng cường trí nhớ, sự tập trung và khả năng học hỏi ở trẻ. Những trẻ không ăn sáng dễ mệt mỏi hơn, dễ nổi cáu và chậm chạp hơn những trẻ ăn sáng đủ bữa. Với nhịp sống hối hả như hiện nay, việc ngồi vào bàn ăn sáng nhiều lúc là điều không thể. Những lúc vậy cho trẻ uống một ly sữa cũng giúp trẻ đủ năng lượng và khỏe khoắn hơn khi vào lớp học.
Chơi những trò chơi động não
Cờ vua, ô chữ, tìm mật mã… đều làm giúp ích cho sự vận dụng và rèn luyện trí não ở trẻ. Trò chơi như ô chữ Sudoku có thể kích thích quá trình tư duy, sáng tạo ở trẻ, đồng thời cho trẻ khả năng giải quyết vấn đề và biết đưa ra những quyết định chắc chắn. Những đồ vật trong ngôi nhà hơi “bí hiểm” một chút sẽ kích thích sự tò mò và ý thích tìm tòi khám phá ở trẻ nhỏ.
Kết luận
Nhìn đứa con thân yêu của mình khôn lớn và thông minh lên mỗi ngày là niềm vui lớn nhất của những người làm cha mẹ. Vậy thì tại sao cha mẹ lại không tìm hiểu các cách trên đây và áp dụng cho đứa con của mình để có được những niềm vui như thế.
Để trẻ thông minh hơn
Thursday, August 5, 2010 at 2:41 AM {0 comments}
Các giai đoạn phát triển của trẻ và cách nuôi dưỡng
at 2:40 AM {0 comments}
Từ khi hình thành đến khi trưởng thành (15 – 20 tuổi ) trẻ em trải qua 6 giai đoạn phát triển : Giai đoạn bào thai; Giai đoạn sơ sinh; Giai đoạn nhũ nhi; Giai đoạn răng sữa; Giai đoạn thiếu niên. Giai đoạn dậy thì Các giai đoạn có đặc điểm phát triển và nhu cầu nuôi dưỡng khác nhau.
Giai đoạn bào thai
Là từ lúc thụ thai đến khi trẻ chào đời, trung bình là 255 đến 285 ngày ( ta thường nói 9 tháng 10 ngày), tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Để trẻ khỏe mạnh thông minh thì mẹ không được mắc bệnh và cần tăng 10 -12 kg trong suốt thời gian mang thai. Nuôi dưỡng trẻ thông qua nuôi dưỡng bà mẹ. Bé khỏe mạnh là bé khi sanh ra cân năng trung bình là 3000gr (2500 -3500gr), dài trung bình 50cm (48 -52cm) và không có dị tật bẩm sinh.
Bé yêu
Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ trong giai đoạn này cần như sau:
Mẹ ăn 3 -5 bữa trong một ngày, ăn đủ các nhóm thức ăn. Không kiêng cữ một loại thực phẩm nào.
Từ tháng thứ 6 trở đi nên ăn thêm một bữa hoặc ăn thêm một chén trong một bữa.
Nên ăn nhiều thực phẩm có chất đạm tốt như thịt, cá trứng, sữa( 300ml/ngày)
Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh tránh táo bón và cung cấp vitamin cho bào thai.
Giai đoạn sơ sinh: từ lúc sinh ra tới khi bé được 30 ngày.
Đặc điểm:
Cân nặng: Trẻ bình thường, mỗi ngày trung bình trẻ tăng 15gram, mỗi tháng trong quý đầu tăng ít nhất là 600gram. Trung bình khi 1 tháng trẻ nặng từ 3500 kg – 4500 kg.
Chiều cao: tăng khoảng 2cm( lúc 1 tháng trẻ cao từ 48 -52 cm)
Hệ tiêu hóa: Niêm mạc đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Chưa có men tiêu bột. Thức ăn duy nhất của bé là sữa mẹ hoặc sữa thay thế. Trẻ biết bú mẹ ngay từ khi sinh ra.
Cách nuôi:
Trẻ có sữa mẹ: Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tối ưu cho sự phát triển của trẻ, vì sữa mẹ là chất dinh dưỡng duy nhất thỏa mãn nhu cầu phát triển và phù hợp với sinh lý của cơ thể trẻ.
Cách cho bú:
Bú mẹ ngay sau khi sanh ( 30 phút - 1 giờ ) để tận dụng nguồn sữa non và các chất kháng khuẩn.
Bú mẹ hoàn toàn trong 4 –6 tháng đầu: không cho trẻ uống nước, không rơ lưỡi, không uống nước trái cây.
Một lần bú cho trẻ bú hết một bên bầu vú, lần sau sẽ bú bên kia.
Trẻ không có sữa mẹ: là những trẻ không có mẹ ( con nuôi, mồ côi, mẹ bị bệnh nặng ) hoặc trẻ bị bệnh nặng không thể bú mẹ mà không có mẹ để vắt sữa cho con. Hạn chế tối đa trường hợp này vì sự bất lợi của nuôi con bằng sữa nhân tạo: dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, dễ bi suy dinh dưỡng, béo phì, dị ứng sữa bò, ngăn cách tình cảm mẹ con, mẹ dễ có thai trỡ lại....
Cách nuôi:
Cách 1: Sữa mẹ vắt ra ly đút cho trẻ uống.
Cách 2: Sữa formula( sữa bột hộp)
Trẻ sơ sinh đủ tháng (cân nặng lúc sinh lớn hơn 2500g):
Dùng sữa công thức I (Guigoz 1, Lactogen 1, Meijy 1, Frisolac H, Enfalac, Dumex 1...), pha đúng theo muỗng lường mỗi loại sữa: 1 muỗng gạt pha với 30ml nước
Số lượng: 150ml/kg/ ngày chia làm 8 bữa
Trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2500kg):
Cho trẻ uống sữa đặc biệt như Frisopré, Neo Similac, Enfalac premature… cách pha theo hướng dẫn từng hộp sữa.
Số lượng: Bắt đầu 60ml/kg/ngày, sau đó mỗi ngày tăng 20ml/kg/ngày cho đến khi đạt 200ml/kg/ngày
Bữa bú : Ít nhất là 8 - 12 lần/ ngày
Không nên cho bú bình, nên đút bằng muỗng hay ăn bằng ly.
Sau bú cho uống 5 - 10ml nước chín
1 tháng cho uống 5 - 10ml nước trái cây
Theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên để điều chỉnh số lượng sữa: Sự tăng cân trung bình của trẻ trong quý đầu là 600gr/ tháng
Tuyệt đối không dùng sữa đặc có đường nuôi trẻ nhỏ.
Giai đoạn nhũ nhi: là giai đoạn từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi.
Sự phát triển:
Cân nặng: Trung bình, 6 tháng trẻ nặng gấp đôi ( khoảng 5-6kg) lúc sinh và đến tháng thứ 12 trẻ nặng gấp 3 ( trung bình từ 8 kg – 12kg)
Chiều cao: mỗi tháng tăng 2 cm. Đến 12 tháng trẻ cao gấp rưỡi lúc sinh ( trung bình trẻ cao từ 74cm – 78cm)
Vòng đầu tăng khoảng 44cm. Tổ chức não trưởng thành bằng 75% so với người lớn ( 900gr)
Lớp mỡ dưới da phát triển nên trông trẻ bụ bẫm.
Hệ tiêu hóa: Hoàn thiện dần và khi 4 tháng bắt đầu có khả năng tiêu hoá được tinh bột và các thực phẩm khác ngoài sữa.
Sau 6 tháng ttrẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Cách nuôi dưỡng:
Từ 2 tháng đến 4 tháng: chỉ cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình (giống như giai đoạn sơ sinh)
Khi trẻ được 4 tháng tuổi, với trẻ bú mẹ thì : nếu trẻ tăng dưới 500gr trong một tháng thì phải cho trẻ tập ăn dặm (bột), nếu trẻ tăng trên 500gr trong một tháng thì vẫn tiếp tục cho bú mẹ đến 6 tháng.
Tiếp tục bú mẹ theo nhu cầu của trẻ, bú càng nhiều càng tốt.
Khi bé được 4 – 6 tháng: Tập ăn dặm bằng bột loãng: Tập ăn từ ít (1 - 2 muỗng bột) đến nhiều (1/3 - 1/2 chén - 1 chén/ ngày); từ lỏng đến đặc ( từ bột 5% đến bột 10%); từ ít chất (bột gạo + một loại thực phẩm khác như trứng hoặc sữa...) đến nhiều chất (bột + đạm: thịt , trứng, sữa, tàu hủ ... + dầu + lá rau xanh ...). Ngay từ tuổi này trẻ cũng đã ăn được xác ( cái ) thức ăn , nếu chỉ cho trẻ ăn nước thì sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng ( sắt và Protein). Không nên nêm muối, đường, bột ngọt vào bột của trẻ.
Nếu trẻ nuôi bằng sữa bình thì ngày bú 6 cữ + 2 cữ bột
Đến khi 6 tháng, tất cả các trẻ phải được cho ăn dặm bằng bột đủ 4 nhóm thức ăn (bột + đạm + dầu + rau). Ngày ăn 3-4 bữa bột (hoặc cháo)
Bú mẹ kéo dài đến 2 tuổi
Giai đoạn răng sữa: là giai đoạn từ lúc 1 tuổi tới khi bé được 6 tuổi ( giai đoạn nhà trẻ và mẫu giáo)
Sự phát triển: tốc độ lớn châm hơn giai đoạn trước.
Cân nặng : Mỗi tháng tăng từ 100gram – 150gram, 4 tuổi nặng gấp 3 lúc sinh , đến 6 tuổi cân năng trung bình từ 14 kg -24kg Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nhất so với các lứa tuổi nên nhìn trẻ có vẻ gầy ốm
Chiều cao: Mỗi tháng tăng từ 1cm – 1,5cm, 4 tuổi cao gấp đôi lúc sinh , đến 6 tuổi trẻ cao từ 105cm –115 cm
Vòng đầu bằng người lớn( 55cm), tổ chức não trưởng thành bằng 100% người lớn.
Hệ tiêu hóa: Đã hoàn thiện, Trẻ đã mọc đủ 8 răng hàm
Tò mò, hoạt động nhiều, ham học hỏi, thích tự làm việc.
Có những hoạt động giao tiếp, ham chơi hơn ăn
Cách nuôi:
Dưới 2 tuổi: Tiếp tục bú me cho đến khi 2 tuổiï và ăn 5 bữa bột hoặc cháo.
Lớn hơn 2 tuổi: ăn 3 bữa cùng gia đình với ưu tiên các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, như 1 chén cơm với thịt, cá,... ,rau xanh với 2 - 3 bữa phụ ( Sữa, yaourt, bánh , cháo , bột )
Mỗi bữa 1 chén bột/ cháo ( dưới 2 tuổi) hoặc cơm ( trên 2 tuổi) phải đủ chất dinh dưỡng
Các bữa ăn cách nhau mỗi 3 giờ
Các thức ăn phải được nấu nhừ nhuyễn để dễ tiêu hóa
Các bữa ăn phải có chén riêng, mẹ nên khuyến khích trẻ ăn
Chỉ nên cho ăn cơm khi trẻ đủ 8 răng hàm ( thường là 24 tháng tuổi)
Trước khi ngủ nên cho trẻ ăn 1 bữa phu ï( sữa mẹ hay sữa công thức)
Hạn chế kẹo, bánh ngọt trước giờ ăn
Trẻ tự xúc ăn với sự hỗ trợ của cha, mẹ
Tiếp tục cho trẻ uống sữa khoảng 300ml sữa/ ngày
Giai đoạn thiếu niên: là giai đoạn từ 7 tuổi đến 10 tuổi, lưá tuổi học đường
Sự phát triển: là giai đoạn học đường trẻ tiếp thu nhanh, nhiều kiến thức, và hoạt động nhiều. Cơ bắp bắt đầu phát triển nhưng vẫn còn thon gầy. Day chằng còn lỏng lẻo dễ bị gù vẹo nếu ngồi không đúng tư thế. Răng vĩnh viễn thay dần răng sữa.
Cân nặng : đến 10 tuổi bé nặng từ 13.8kg – 18.7 kg
Chiều cao: Đến 10 tuổi cao khoảng 104 cm – 110 cm
Dinh dưỡng: Trẻ hay bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều, hay ăn quà vặt ( bánh kẹo, nước ngọt
Ngày ăn 3 bữa chính, mỗi bữa 2 chén cơm. Chú ý tới các loại thực phẩm giàu đạm động vật( trứng , sữa, thịt, cá…) và giaù sinh tố ( trái cây, rau xanh..)
Mỗi ngày vẫn cần khoảng 300ml sữa.
Ăn thêm trái cây sau mỗi bữa ăn.
Giai đoạn dậy thì: từ 15 tới 20 tuổi
Sự phát triển: Trẻ vận động nhiều, quan sinh dục bắt đầu phát triển, mỡ dưới da và cơ bắp phát triển tạo hình dáng nam nữ . Chiều cao cũng phát triển nhanh hơn trong những năm đầu cần tranh thủ giai đoạn này để tăng chiều cao của trẻ. Tính tình dễ thay đổi hay co những suy nghĩ bồng bột.
Cách nuôi:
Ăn cùng gia đình với ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng
Tiếp tục uống sữa (sữa tươi, sữa bột nguyên kem, sữa đậu nành ...) 300 - 500ml/ ngày, nếu không uống sữa có thể phải bổ sung thuốc canxi, chú ý tới sự thiếu máu của trẻ để bổ sung viên sắt.
Hạn chế uống nước ngọt.
Trẻ 10 - 12 tuổi: nhu cầu chất dinh dưỡng bằng người lớn.
Trẻ 12-20 tuổi: nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người lớn.
Cần khuyến khích trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng : đa dạng thực phẩm nhưng cũng cần hạn chế những thức ăn nhanh và thói quen vừa ăn vừa xem TV để tránh béo phì cho trẻ.
Kết luận
Mỗi một lứa tuổi có đặc điểm sinh lý và bệnh lý riêng, nếu áp dụng chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng đúng , trẻ sẽ có một sức khoẻ tốt. Để xác định trẻ đã đủ chất dinh dưỡng hay chưa cách tốt nhất là theo dõi cân nặng và khám sức của trẻ mỗi tháng để can thiệp kịp thời, tránh để hậu quả lâu dài.
Tăng chiều cao cho trẻ - Cách gì?
at 2:40 AM {0 comments}
Con trẻ "hay ăn chóng lớn", đây cũng là nguyện vọng thiết tha của các bậc cha mẹ. Vậy “bí quyết" nào giúp nâng cao tầm vóc cho trẻ? Bài viết này sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc để tăng trưởng chiều cao của trẻ.
Các giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể
Có 3 giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao:
- Giai đoạn trong bào thai: trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt tăng từ 10 - 20kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đời và nặng từ 3kg trở lên.
- Giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25cm; 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt.
- Giai đoạn dậy thì: bình thường con gái từ 10 - 16 tuổi và con trai từ 12 - 18 tuổi. Trong thời gian dậy thì sẽ có 1 - 2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 - 12cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ suốt trong thời gian dậy thì để trẻ phát triển. Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.
Người ta thường ước tính chiều cao của trẻ khi trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi (chẳng hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm, thì khi lớn sẽ cao 1,64m). Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc 10 tuổi nhân với 1,25 (ví dụ khi 10 tuổi trẻ cao 1,4m thì lúc trưởng thành trẻ sẽ cao 1,75m).Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển tốt
Qua đó chúng ta thấy sự chăm sóc nuôi dưỡng trong các giai đoạn mang thai, 3 năm đầu và giai đoạn dậy thì là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ.
Các biện pháp chăm sóc nhằm tăng trưởng chiều cao của trẻ
Một số nghiên cứu cho thấy: chiều cao của con người ảnh hưởng bởi các yếu tố: dinh dưỡng (32%); di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%), môi trường sống, ánh nắng, bệnh tật, giấc ngủ... Đặc biệt nếu được nuôi dưỡng tốt, trong cùng một gia đình, thế hệ sau luôn luôn có chiều cao vượt hơn thế hệ trước. Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số biện pháp giúp con bạn phát triển chiều cao:
- Biện pháp dinh dưỡng: có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển chiều cao, thể chất và trí tuệ của trẻ. Phụ nữ khi mang thai cần hiểu rõ là bạn ăn cho mình và cho con. Vì vậy ngoài việc bạn ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng còn phải chú trọng việc ăn uống bổ sung các loại vitamin để giúp thai nhi phát triển tốt. Các loại vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây chín, thịt, cá, trứng, sữa... khi cần bạn nên đi khám để được bác sĩ chỉ định cho dùng thêm các loại vitamin và khoáng chất tổng hợp như vitamin A, D, C, nhóm B, canxi, magiê, sắt...
Bạn cần nuôi dưỡng trẻ với một chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn đủ năng lượng để giúp cơ thể khoẻ mạnh và tăng trưởng liên tục. Một ngày cho trẻ ăn 3 bữa ăn chính vào sáng, trưa, tối và thêm 2-3 bữa phụ vào giữa buổi sáng và sau giấc ngủ trưa để giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao hàng tháng đúng tiêu chuẩn. Thức ăn cần đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời phải phong phú chủng loại thực phẩm, tốt nhất nên có trên 20 loại thức ăn mỗi ngày.
Ngoài ra còn các chất có ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao như: sắt, kẽm, iod. Thức ăn nhiều sắt: gan, huyết, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, rau dền, sữa có bổ sung sắt. Thức ăn nhiều kẽm là hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành. Thức ăn nhiều iod: muối iod, phomai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo.
- Biện pháp rèn luyện thể lực: sự vận động cơ bắp sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững chắc hơn và phát triển ttốt hơn. Vì lợi ích như vậy, bạn cần hướng dẫn và tạo cho con thói quen tập thể dục hàng ngày với những bài thể dục vừa sức, phù hợp với độ tuổi của con bạn. Bạn có thể tham khảo các bài thể dục hướng dẫn trên truyền hình, trong sách vở và bài thể dục của cháu ở trường để dạy con luyện tập.
- Đảm bảo giấc ngủ ngon cho trẻ: ngủ ngon, ngủ sâu giúp cơ thể tiết hormon tăng trưởng, giúp tăng hấp thu canxi, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện. Số giờ ngủ tuỳ nhu cầu của mỗi lứa tuổi, song nhìn chung trẻ cần ngủ trên 8 giờ một ngày. Bạn nên tạo cho trẻ được ngủ trong phòng rộng rãi, sạch sẽ, thoáng khí, với một không gian yên tĩnh, đông ấm, hè mát, chăn ấm, đệm êm để con bạn có giấc ngủ sâu và ngủ ngon, bạn sẽ thấy con lớn lên sau mỗi giấc ngủ.
- Chăm sóc y tế: Bạn cần cho con tiêm phòng đầy đủ theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng để con bạn được bảo vệ khỏi các bệnh nguy hiểm. Việc giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp con bạn ít bị các bệnh nhiễm khuẩn, ngộ độc, nhờ đó mà con bạn có điều kiện lớn nhanh hơn.
Các chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng chiều cao gồm: chất đạm (protein) rất cần để cơ thể tăng trưởng và phát triển. Nếu trẻ ăn không đủ protein sẽ ngưng tăng trưởng, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, dễ mắc bệnh và hậu quả là chậm phát triển chiều cao. Thức ăn chứa nhiều đạm là thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành. Canxi là một khoáng chất quan trọng trong cấu trúc xương (chiếm 99%), làm cho xương vững chắc và giúp trẻ phát triển chiều cao. Nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi, trung bình trẻ từ 6 tháng - 18 tuổi cần khoảng 400- 700mg Ca/ngày, muốn vậy bạn cần cho con uống từ 500 - 750ml sữa mỗi ngày.
Thức ăn có nhiều canxi gồm: sữa, cá, tép, tôm, cua, nghêu sò, ốc hến, đậu hũ, các loại rau. Vitamin A: rất cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ, giúp hình thành khung xương... Thiếu vitamin A trẻ bị quáng gà, chậm lớn và không cao.Thức ăn nhiều vitamin A là gan các động vật: cá, bò, lợn, dê, sữa, lòng đỏ trứng, rau lá xanh đậm, củ quả chín có màu đỏ, vàng như cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín, cam, đào... Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu canxi, giúp tăng tổng hợp chất protein chuyên chở canxi trong máu. Cơ thể hấp thu vitamin D từ thức ăn như dầu gan cá thu, sữa, bơ, phomai, trứng, gan, tôm... và da tự tổng hợp vitamin D dưới tác dụng của ánh sáng. Vì vậy ngoài việc cho con ăn thức ăn có nhiều vitamin D, bạn cần cho con "tắm nắng" buổi sáng từ 15-30 phút mỗi ngày, cường độ ánh nắng nhẹ và diện tích da bộc lộ càng lớn càng tốt.
Chơi với con sẽ giúp trẻ tăng IQ
at 2:38 AM {0 comments}
Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày và nhiều hơn thế để chơi cùng con, chơi thực sự hứng thú, say sưa. Nhờ đó, bạn có thể giúp trẻ tăng chỉ số IQ đến 10 điểm.
Bạn sẽ học được rất nhiều thứ về đứa con cũng như về chính bản thân khi chơi cùng trẻ. Khoảng thời gian đó đem lại cho bé thông điệp: “Mẹ luôn sẵn sàng dành thời gian cho con vì con là người mẹ vô cùng yêu quý”. Ai cũng biết chơi là hoạt động chủ đạo ở tuổi mầm non, trẻ em học qua trò chơi, nhưng không phải ai cũng biết cách chơi cùng để giúp trẻ phát triển trí tuệ.
Học cách chơi với con
Bạn luôn cảm thấy thiếu thời gian để chơi với trẻ nhưng lại sẵn sàng ngồi hàng giờ trước TV? Bạn nghĩ mình đang lãng phí thời gian nếu ngồi chơi xếp hình với con trong khi lẽ ra có thể làm được nhiều việc khác? Thực ra chơi cùng con là cách đầu tư tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ trẻ.
Thời gian cha mẹ dành để chơi cùng con tỷ lệ thuận với sự phát triển trí tuệ. Khi đó, bạn sẽ giúp bé cải thiện hành vi nhờ đạt thành tích và cảm nhận được tầm quan trọng của bản thân. Đó là cách tốt nhất hình thành sự tự tin.
Bạn không cần chơi với con suốt cả ngày và con bạn cũng không muốn chơi với bố mẹ nhiều thế đâu. Tuy nhiên, bạn càng sớm thể hiện cho bé biết mình thích thú khi chơi với bé bao nhiêu thì bé cũng sẽ thích thú chơi cùng bạn bấy nhiêu khi lớn dần lên.
Chơi với con có ích cho cả bố mẹ
Đó là khoảng thời gian bạn tách mình ra khỏi những toan tính công việc, những lo âu, stress… và chỉ dành sự chú ý cho một thiên thần bé bỏng - người có thể dạy cho bạn cách thư giãn, cảm nhận tình yêu thương... Thông qua các trò chơi, bạn hiểu được tính cách của con mình và khả năng của trẻ trong mỗi giai đoạn.
Mẹ vui đùa cùng bé
Trẻ thường bộc lộ rõ hơn bản thân cho cha mẹ thấy qua các trò chơi. Thông qua việc chơi cùng nhau, mối quan hệ của cha mẹ và con cái ngày càng được thắt chặt hơn. Thời gian chơi với con giúp cha mẹ đặt mình vào vị trí của trẻ, hiểu được cái nhìn và cách suy nghĩ của trẻ.
Hãy để trẻ khởi xướng
Một nguyên tắc tối quan trọng mà các bậc cha mẹ cần ghi nhớ là: Bất kỳ hoạt động nào do bé khởi xướng cũng sẽ thu hút bé lâu hơn so với hoạt động do người lớn gợi ý. Khi bé chọn chơi gì thì bé sẽ học được nhiều điều hơn từ trò chơi ấy. Các trò chơi do bé khởi xướng cũng góp phần nâng cao giá trị bản thân cho bé.
Có thể bạn sẽ than thầm: "Ôi không, lại là trò xếp hình cũ rích” hoặc “chúng ta đã đọc chuyện con mèo trong chiếc mũ mấy chục lần rồi”. Đó chính là thử thách của việc làm cha mẹ. Bạn sẽ cảm thấy chán câu chuyện đó từ rất lâu trước khi con bạn chán. Đó là vì người lớn quá chú trọng vào kết quả, vào tính mục đích. Còn bé tập trung vào chi tiết nên luôn phát hiện ra nhiều điều mới lạ qua mỗi lần chơi, cảm thấy hứng thú với chính quá trình chơi mà ít quan tâm đến kết quả. Trí tuệ phát triển từ chính những khám phá mới qua mỗi lần chơi, từ sự tương tác với người cùng chơi, từ hứng thú với chính quá trình chơi.
Bạn có thể dựa theo sở thích của chính trẻ để gợi ý tổ chức lại cách chơi ngầm đưa ra những tình huống, lồng vào đó những nhiệm vụ để trẻ tập trung chú ý, học cách quan sát, ghi nhớ, suy nghĩ, lý giải…, nhờ đó kích hoạt tư duy sáng tạo. Chẳng hạn, nếu trẻ thích vẽ, thay vì để trẻ tự vẽ, tô màu tuỳ hứng, bạn vẽ cho trẻ một cái thân và cái đầu con sâu, sau đó yêu cầu bé thêm các chi tiết thành con sâu có 5 mắt, 5 chân, trên mình có các chấm tròn màu vàng... rồi cùng bé thảo luận về những đặc điểm của con sâu kỳ lạ đó.
Nếu bạn muốn trẻ chơi một trò khác thì tốt nhất không nên nói "thôi không chơi trò này nữa" mà tìm cách thay đổi như thể trò chơi cũ vẫn đang tiếp tục. Ví dụ, bạn có thể dừng câu chuyện đang đọc lại và hỏi: “Con sẽ làm gì nếu chú mèo này ra khỏi mũ và đi ra ngoài chơi?” hoặc “Chúng ta hãy cùng nhau nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra nếu…?”.
Giúp con bạn cảm thấy bé thật đặc biệt
Trong quá trình chơi với con, hãy dành sự chú ý của mình vào bé. Nếu bạn ngồi chơi với con mà tâm trí còn mải lo lắng đến công việc thì bé sẽ cảm nhận được và sẽ không có ai thu được lợi ích từ trò chơi cả. Điều tệ hơn là bé sẽ không nhận ra giá trị của việc bạn dành thời gian cho mình và đi tới kết luận là "con không quan trọng đối với mẹ”.
Hãy làm cho bé cảm nhận mình là người thật đặc biệt vì được bạn chơi cùng. Bé được chơi theo ý tưởng và cách chơi của mình nhưng dưới sự tổ chức, định hướng của người lớn.
Sự phát triển của trẻ dưới 2 tuổi
Tuesday, December 22, 2009 at 6:21 PM Labels: { Lam me } {0 comments}
Sau đây là một số giai đoạn để bạn có thể quan sát đối với con của mình.
Trẻ 1 - 3 tháng
Bé dành phần lớn thời gian để ăn và ngủ. Nhưng trong thời gian tỉnh táo, yên tĩnh, bé bắt đầu học hỏi về thế giới xung quanh.
Bé học cảm giác được bế, âu yếm, chăm sóc và đu đưa. Khi bạn nói chuyện hoặc gần bé, bé nghe được giai điệu của giọng nói. Bé bắt đầu tạo ra âm thanh và phát hiện ra rằng người khác đang đáp lại bé.
Gương mặt trở thành một hình ảnh hấp dẫn đối với bé, vì vậy bé thích nhìn mặt đối mặt.
Ở lứa tuổi này, bé đáp ứng phần lớn đối với những cảm giác. Bé vẫy tay chân khi bạn vỗ nhẹ vào bé và cù nhẹ làm cho bé cười. Gương mặt trở thành một hình ảnh hấp dẫn đối với bé, vì vậy bé thích nhìn mặt đối mặt. Bằng cách nhìn sang chỗ khác hoặc bắt đầu quấy, bé cho bạn biết thời gian chơi như thế là đủ.
Trẻ 3 - 6 tháng tuổi
Giờ đây bé đã rất chú ý đến mọi người và thích khám phá mọi thứ xung quanh. Bé vẫn còn phụ thuộc vào bạn khi di chuyển quanh phòng và sẽ quấy khóc nếu đánh rơi đồ chơi hoặc bị kẹt ở một nơi chật chội. Hãy bồng bé lên, bé sẽ chú ý và sẽ học cách giao tiếp với bạn thông qua những trò chơi.
Lúc này bé đã biết cách đáp lại nhiều hơn, đặc biệt là đối với giọng nói tình cảm của bạn. Bé sẽ nhìn vào mắt bạn và cười khi bạn chơi với bé và bắt đầu cười to, cười rúc rích hoặc khóc giận dữ để biểu lộ cảm xúc của mình. Bởi vì bé học hỏi chủ yếu thông qua các giác quan nên bé luôn muốn sờ mó và bỏ vào miệng hầu như tất cả mọi thứ – bao gồm cả bạn nữa! Điều này giúp bé phát triển một sự gắn bó đối với bạn và những người quen khác.
Bé tập bò (7 - 14 tháng tuổi)
Khi đã biết bò, bé sẽ chủ động tìm đến bạn. Lúc này, bé cũng nhận biết được sự khác nhau giữa người quen và người lạ và có thể không muốn cho người lạ bồng. Rõ ràng là bé thích bạn hơn những người quen khác nhưng thường chấp nhận người lạ một cách nhanh chóng.
Khi bé biết bò dần dần biểu lộ sự trìu mến với người khác và học cách hôn và ôm. Lúc này bé có thể ăn bằng ngón tay và thậm chí giúp bạn trong việc mặc quần áo cho bé nữa.
Bé thích vọc nước và chơi bóng, một phần bởi vì đây là cơ hội để chơi với bạn hoặc những người khác. Bé cũng rất thích chơi trò ú òa hoặc những trò chơi hai người khác.
Khi bé biết bò dần dần biểu lộ sự trìu mến với người khác và học cách hôn và ôm.
Trẻ biết đi chập chững (15 - 23 tháng tuổi)
Con của bạn đang học cách để tạo nên sự cân bằng giữa độc lập và phụ thuộc. Bé mới tập đi liên hệ về mặt tình cảm đối với bạn mật thiết hơn trước, nhưng đã bắt đầu trở thành một cá nhân riêng biệt. Nếu trước đây, có thể bé thường chấp nhận tất cả những gì bạn làm nhưng lúc này đã bắt đầu phủ nhận, bé vẫn sẽ nói “không” ngay cả khi chẳng có cớ gì.
Bé trở nên có sức thu hút và duy trì sự quan tâm của bạn tốt hơn. Lúc này, bé đã bắt đầu biết cách nhờ bạn giúp đỡ trong những việc quá khó. Những kỹ năng này sẽ quan trọng khi con của bạn bắt đầu đi học.
Đừng trông đợi bé chia sẻ với bạn tất cả mọi thứ vì bé có thể cất giấu đồ chơi. Bé có thể chơi cùng một chỗ với những đứa trẻ khác nhưng ít tiếp xúc với chúng ngoại trừ việc giành đồ chơi. Con trai và con gái thường chơi theo những cách khác nhau với những đồ chơi giống nhau.
Ở lứa tuổi này bé bắt đầu chia sẻ cảm xúc của người khác. Thay vì khóc theo khi những đứa khác khóc, lúc này bé sẽ với tới để sờ, lau nước mắt hoặc dỗ đứa bé đang khócDạy bé tập nói
at 12:45 AM Labels: { Day con } {0 comments}
Còn gì hạnh phúc bằng khi nghe trẻ bi bô. Nhưng sao bé sắp hai tuổi mà vẫn chưa biết nói? Bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng…
Học nói là một bước quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ. Dạy con tập nói không phải là một công việc quá khó khăn nhưng cũng chẳng mấy dễ dàng.
Ở thời kỳ đầu, bé "trò chuyện" bằng cách chỉ trỏ, kêu u oa, khóc hay quẫy đạp. Từ 9 đến 14 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát âm những từ đầu tiên. Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ thông thường của bé có thể tóm tắt như sau:
Giai đoạn phát triển của trẻ
- Từ 12 đến 15 tháng tuổi: bé rất thích tập nói theo người lớn và phát âm khá rõ những từ đơn giản. Chủ yếu là từ có âm "a" như "ba", "da", "ka"... Đây là lúc các ông bố bà mẹ sung sướng nhất vì bé có thể bắt đầu gọi "pa pa" và "ma ma".
- Từ 18 đến 20 tháng tuổi: bé có thể kết hợp hai từ lại với nhau, ví dụ như "máy bay", "con chó"... Bé quan tâm đến thế giới xung quanh nhiều hơn và biết vẫy tay chào "bye bye" nữa đấy!
- Đến 2 tuổi, bé bắt đầu nói được những câu ngắn khoảng vài ba từ như "Ba đi làm", "Mẹ, bế con"... Lúc này vốn từ của bé đã khá nhiều. Bé còn có thể hát líu lo những bài đơn giản.
Vì sao bé chậm biết nói
Tình trạng trẻ chậm biết nói ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển của cuộc sống hiện đại. Trước đây, cha mẹ dành nhiều thời gian chăm sóc cho đứa con yêu dấu. Giờ đây, vì áp lực công việc, họ chẳng ở bên con bao nhiêu. Nhiều người còn thú nhận rằng họ chưa biết cách giúp con phát triển nhanh khả năng giao tiếp.
Làm sao khuyến khích bé học nói
- Trẻ học nói bằng cách bắt chước theo cha mẹ. Ban đầu, hãy phát âm những từ đơn giản. Sử dụng những câu-một-từ để tập cho bé phát âm. Ví dụ, bé sẽ nói "ma" khi cần gọi mẹ, nói " bánh" khi đói bụng. Lập đi lập lại những từ bạn đang tập cho bé nói. Trẻ cần nghe thật nhiều trước khi chúng thử bắt chước.
- Trò chuyện với bé về những gì chúng đang chơi. Hãy ngồi xuống, nhìn vào mắt trẻ và cùng chơi với chúng. Như thế, bé sẽ "cởi mở" với bạn hơn.
- Mỗi buổi tối bạn hãy đọc chuyện cho bé nghe và tập cho bé kể lại câu chuyện.
- Giải thích cho con thế nào là "ăn cơm", "đi ngủ", "chơi" hay "đọc sách". Dần dần bé sẽ biết nói chúng đang làm gì hay muốn được làm gì.
- Tạo cơ hội cho trẻ nói bằng cách để chúng lựa chọn giữa hai đồ vật hay hai đồ chơi. Ví dụ như bạn bé "Con thích uống sữa hay nước cam?". Sau đó hãy chờ đợi và biểu lộ nét mặt của bạn để bé biết bạn đang muốn chúng trả lời.
- Hãy tỏ ra hào hứng khi con nói được một từ mới. Được khuyến khích, bé sẽ tiếp tục cố gắng hơn nhiều.
Khi con được gần hai tuổi, bạn nên thường xuyên trò chuyện với con. Điều đó sẽ làm tăng vốn từ vựng của trẻ và giúp chúng tự tin hơn khi bắt đầu đến tuổi đi học.
Dạy con nói điều hay
Giây phút con cất tiếng nói đầu tiên sẽ là một giây phút khó quên. bạn hãy dành nhiều thời gian gần gũi với con hơn để cùng bé tập nói những điều hay để giúp bé hình thành nhân cách. Hẳn bạn cũng sẽ bớt lo lắng khi biết rằng mãi đến năm bốn tuổi, nhà bác học Einstein mới bắt đầu biết nói.
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 1 - 2 tuổi
at 12:43 AM Labels: { che do, cho be, dinh duong } {0 comments}
Bé từ 1-2 tuổi mà vẫn còn được bú mẹ vào sáng sớm, trưa và tối thì rất tốt. Tuổi này các bé đã nghịch ngợm, hoạt động nhiều nên nhớ chú ý cho uống nước đầy đủ. Và quan trọng là nên tập cho các bé thói quen uống nước, súc miệng sau mỗi bữa ăn Bạn có thể cho cháu ăn theo thực đơn sau:
| ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||