Sự phát triển của trẻ dưới 2 tuổi

- Con của bạn học những kỹ năng xã hội thông qua tiếp xúc với người khác, nhưng cách những kỹ năng này phát triển như thế nào sẽ bị ảnh hưởng bởi tính khí và giai đoạn phát triển của bé.

Sau đây là một số giai đoạn để bạn có thể quan sát đối với con của mình.

Trẻ 1 - 3 tháng

Bé dành phần lớn thời gian để ăn và ngủ. Nhưng trong thời gian tỉnh táo, yên tĩnh, bé bắt đầu học hỏi về thế giới xung quanh.

Bé học cảm giác được bế, âu yếm, chăm sóc và đu đưa. Khi bạn nói chuyện hoặc gần bé, bé nghe được giai điệu của giọng nói. Bé bắt đầu tạo ra âm thanh và phát hiện ra rằng người khác đang đáp lại bé.


Gương mặt trở thành một hình ảnh hấp dẫn đối với bé, vì vậy bé thích nhìn mặt đối mặt.

Ở lứa tuổi này, bé đáp ứng phần lớn đối với những cảm giác. Bé vẫy tay chân khi bạn vỗ nhẹ vào bé và cù nhẹ làm cho bé cười. Gương mặt trở thành một hình ảnh hấp dẫn đối với bé, vì vậy bé thích nhìn mặt đối mặt. Bằng cách nhìn sang chỗ khác hoặc bắt đầu quấy, bé cho bạn biết thời gian chơi như thế là đủ.

Trẻ 3 - 6 tháng tuổi

Giờ đây bé đã rất chú ý đến mọi người và thích khám phá mọi thứ xung quanh. Bé vẫn còn phụ thuộc vào bạn khi di chuyển quanh phòng và sẽ quấy khóc nếu đánh rơi đồ chơi hoặc bị kẹt ở một nơi chật chội. Hãy bồng bé lên, bé sẽ chú ý và sẽ học cách giao tiếp với bạn thông qua những trò chơi.

Lúc này bé đã biết cách đáp lại nhiều hơn, đặc biệt là đối với giọng nói tình cảm của bạn. Bé sẽ nhìn vào mắt bạn và cười khi bạn chơi với bé và bắt đầu cười to, cười rúc rích hoặc khóc giận dữ để biểu lộ cảm xúc của mình. Bởi vì bé học hỏi chủ yếu thông qua các giác quan nên bé luôn muốn sờ mó và bỏ vào miệng hầu như tất cả mọi thứ – bao gồm cả bạn nữa! Điều này giúp bé phát triển một sự gắn bó đối với bạn và những người quen khác.

Bé tập bò (7 - 14 tháng tuổi)

Khi đã biết bò, bé sẽ chủ động tìm đến bạn. Lúc này, bé cũng nhận biết được sự khác nhau giữa người quen và người lạ và có thể không muốn cho người lạ bồng. Rõ ràng là bé thích bạn hơn những người quen khác nhưng thường chấp nhận người lạ một cách nhanh chóng.

Khi bé biết bò dần dần biểu lộ sự trìu mến với người khác và học cách hôn và ôm. Lúc này bé có thể ăn bằng ngón tay và thậm chí giúp bạn trong việc mặc quần áo cho bé nữa.

Bé thích vọc nước và chơi bóng, một phần bởi vì đây là cơ hội để chơi với bạn hoặc những người khác. Bé cũng rất thích chơi trò ú òa hoặc những trò chơi hai người khác.


Khi bé biết bò dần dần biểu lộ sự trìu mến với người khác và học cách hôn và ôm.

Trẻ biết đi chập chững (15 - 23 tháng tuổi)

Con của bạn đang học cách để tạo nên sự cân bằng giữa độc lập và phụ thuộc. Bé mới tập đi liên hệ về mặt tình cảm đối với bạn mật thiết hơn trước, nhưng đã bắt đầu trở thành một cá nhân riêng biệt. Nếu trước đây, có thể bé thường chấp nhận tất cả những gì bạn làm nhưng lúc này đã bắt đầu phủ nhận, bé vẫn sẽ nói “không” ngay cả khi chẳng có cớ gì.

Bé trở nên có sức thu hút và duy trì sự quan tâm của bạn tốt hơn. Lúc này, bé đã bắt đầu biết cách nhờ bạn giúp đỡ trong những việc quá khó. Những kỹ năng này sẽ quan trọng khi con của bạn bắt đầu đi học.

Đừng trông đợi bé chia sẻ với bạn tất cả mọi thứ vì bé có thể cất giấu đồ chơi. Bé có thể chơi cùng một chỗ với những đứa trẻ khác nhưng ít tiếp xúc với chúng ngoại trừ việc giành đồ chơi. Con trai và con gái thường chơi theo những cách khác nhau với những đồ chơi giống nhau.

Ở lứa tuổi này bé bắt đầu chia sẻ cảm xúc của người khác. Thay vì khóc theo khi những đứa khác khóc, lúc này bé sẽ với tới để sờ, lau nước mắt hoặc dỗ đứa bé đang khóc

Dạy bé tập nói

Còn gì hạnh phúc bằng khi nghe trẻ bi bô. Nhưng sao sắp hai tuổi mà vẫn chưa biết nói? Bạn bắt đầu cảm thấy lo lắng…

Học nói là một bước quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ. Dạy con tập nói không phải là một công việc quá khó khăn nhưng cũng chẳng mấy dễ dàng.

Ở thời kỳ đầu, bé "trò chuyện" bằng cách chỉ trỏ, kêu u oa, khóc hay quẫy đạp. Từ 9 đến 14 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát âm những từ đầu tiên. Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ thông thường của bé có thể tóm tắt như sau:

Giai đoạn phát triển của trẻ

- Từ 12 đến 15 tháng tuổi: bé rất thích tập nói theo người lớn và phát âm khá rõ những từ đơn giản. Chủ yếu là từ có âm "a" như "ba", "da", "ka"... Đây là lúc các ông bố bà mẹ sung sướng nhất vì bé có thể bắt đầu gọi "pa pa" và "ma ma".

Học nói là một bước quan trọng đánh dấu sự phát triển của trẻ- Từ 18 đến 20 tháng tuổi: bé có thể kết hợp hai từ lại với nhau, ví dụ như "máy bay", "con chó"... Bé quan tâm đến thế giới xung quanh nhiều hơn và biết vẫy tay chào "bye bye" nữa đấy!

- Đến 2 tuổi, bé bắt đầu nói được những câu ngắn khoảng vài ba từ như "Ba đi làm", "Mẹ, bế con"... Lúc này vốn từ của bé đã khá nhiều. Bé còn có thể hát líu lo những bài đơn giản.

Vì sao bé chậm biết nói

Tình trạng trẻ chậm biết nói ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển của cuộc sống hiện đại. Trước đây, cha mẹ dành nhiều thời gian chăm sóc cho đứa con yêu dấu. Giờ đây, vì áp lực công việc, họ chẳng ở bên con bao nhiêu. Nhiều người còn thú nhận rằng họ chưa biết cách giúp con phát triển nhanh khả năng giao tiếp.

Làm sao khuyến khích bé học nói

- Trẻ học nói bằng cách bắt chước theo cha mẹ. Ban đầu, hãy phát âm những từ đơn giản. Sử dụng những câu-một-từ để tập cho bé phát âm. Ví dụ, bé sẽ nói "ma" khi cần gọi mẹ, nói " bánh" khi đói bụng. Lập đi lập lại những từ bạn đang tập cho bé nói. Trẻ cần nghe thật nhiều trước khi chúng thử bắt chước.

- Trò chuyện với bé về những gì chúng đang chơi. Hãy ngồi xuống, nhìn vào mắt trẻ và cùng chơi với chúng. Như thế, bé sẽ "cởi mở" với bạn hơn.

- Mỗi buổi tối bạn hãy đọc chuyện cho bé nghe và tập cho bé kể lại câu chuyện.

- Giải thích cho con thế nào là "ăn cơm", "đi ngủ", "chơi" hay "đọc sách". Dần dần bé sẽ biết nói chúng đang làm gì hay muốn được làm gì.

- Tạo cơ hội cho trẻ nói bằng cách để chúng lựa chọn giữa hai đồ vật hay hai đồ chơi. Ví dụ như bạn bé "Con thích uống sữa hay nước cam?". Sau đó hãy chờ đợi và biểu lộ nét mặt của bạn để bé biết bạn đang muốn chúng trả lời.

- Hãy tỏ ra hào hứng khi con nói được một từ mới. Được khuyến khích, bé sẽ tiếp tục cố gắng hơn nhiều.

Khi con được gần hai tuổi, bạn nên thường xuyên trò chuyện với con. Điều đó sẽ làm tăng vốn từ vựng của trẻ và giúp chúng tự tin hơn khi bắt đầu đến tuổi đi học.

Dạy con nói điều hay

Giây phút con cất tiếng nói đầu tiên sẽ là một giây phút khó quên. bạn hãy dành nhiều thời gian gần gũi với con hơn để cùng bé tập nói những điều hay để giúp bé hình thành nhân cách. Hẳn bạn cũng sẽ bớt lo lắng khi biết rằng mãi đến năm bốn tuổi, nhà bác học Einstein mới bắt đầu biết nói.


Thực đơn ăn dặm cho trẻ 1 - 2 tuổi

Nước ta có rất nhiều loại trái cây trẻ em thích ăn

Nước ta có rất nhiều loại trái cây trẻ em thích ăn

Bé từ 1-2 tuổi mà vẫn còn được bú mẹ vào sáng sớm, trưa và tối thì rất tốt.
Trong ngày nên hầm súp rau quả với xương, thịt cho cháu ăn.
Mỗi ngày cho cháu ăn thêm các loại trái cây sau mỗi bữa ăn và vào khoảng 10 giờ sáng.
Bữa tối nên cho cháu ăn cháo làm 2 cữ, 6 giờ và 8 giờ tối.

Tuổi này các bé đã nghịch ngợm, hoạt động nhiều nên nhớ chú ý cho uống nước đầy đủ. Và quan trọng là nên tập cho các bé thói quen uống nước, súc miệng sau mỗi bữa ăn

Bạn có thể cho cháu ăn theo thực đơn sau:

Giờ

Thứ 2, 4

Thứ 3, 5

Thứ 6, CN

Thứ 7

6h

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

8h

Cháo thịt heo

Cháo thịt gà

Cháo thịt bò

Cháo trứng

10h

Chuối tiêu 1 quả

Đu đủ: 200g

Hồng xiêm 1 quả

Xoài: 200 g

11h

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

14h

Súp thịt bò khoai tây

Súp đậu xanh bí đỏ

Cháo tôm

Cháo lạc + bí đỏ


16h

Nư­ớc cam:
Cam 200g
đường 5g (1thìa)

Nư­ớc cam:
Cam 200g
đường 5g (1thìa)

Nư­ớc cam:
Cam 200g
đường 5g (1thìa)

Nư­ớc cam:
Cam 200g
đường 5g (1thìa)

18h

Cháo cá

Cháo thịt heo

Cháo gan (gà, heo)

Cháo gà

20h

Cháo trứng

Cháo tôm

Cháo thịt heo

Cháo thịt heo

21h đến sáng hôm sau


Bú mẹ


Bú mẹ


Bú mẹ


Bú mẹ

Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 - 9 tháng

Dùng thìa (muỗng) cạo từng lớp chuối mỏng cho bé ăn, bé sẽ rất thích

Dùng thìa (muỗng) cạo từng lớp chuối mỏng cho bé ăn, bé sẽ rất thích

Với những cháu đang tuổi ăn bột, bạn đừng quên "tô màu bát bột" để thêm phần hấp dẫn bé. Trẻ con vốn thích màu sắc, cháu sẽ ăn nhanh và nhiều nếu chén bột đẹp, có nhiều màu của thực phẩm tự nhiên.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng dù đã tập cho cháu ăn bột, các bà mẹ vẫn nên xem bữa bú là bữa ăn chính của bé, vì sữa mẹ vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ con.

Cho cháu ăn đổi món theo tuần với thực đơn gợi ý sau đây:


Giờ

Thứ 2, 4

Thứ 3, 5

Thứ 6, CN

Thứ 7

6h

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

8h

Bột thịt heo

Bột thịt gà

Bột thịt bò

Bột trứng

10h

Chuối tiêu 1/2quả

Đu đủ: 100g

Hồng xiêm 1 quả

Xoài: 100 g

11h

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

Bú mẹ

14h

Bột trứng

Bột cua

Bột tôm

Bột lạc


16h

Nư­ớc cam:
Cam 200g
đường 5g (1thìa)

Nư­ớc cam:
Cam 200g
đường 5g (1thìa)

Nư­ớc cam:
Cam 200g
đường 5g (1thìa)

Nư­ớc cam:
Cam 200g
đường 5g (1thìa)

18h

Bột cá

Bột đậu xanh bí đỏ

Bột thịt gà

Bột gan (gà, heo)

19h đến sáng hôm sau


Bú mẹ


Bú mẹ


Bú mẹ


Bú mẹ


Tắm rửa và vệ sinh em bé


Một phần lớn công việc săn sóc em bé hàng ngày là giữ cho bé được sạch sẽ. Da của em bé còn mềm mại, non nớt, nên ngay những gì do chức năng cơ thể tiếp xúc với da – như mồ hôi, nước tiều hay phân – cũng sẽ làm cho da tấy đỏ lên và khiến cho da bị đau rát.

Thông tin liên quan

Làm vệ sinh phần trên và phần dưới
Cách tắm em bé còn nhỏ
Cách tắm bé trong bồn tắm lớn
Những em bé ghét nước và ghét tắm
Cách lau mình cho bé bằng bọt biển
Chăm sóc răng cho bé
Cắt móng tay móng chân
Các loại tã và việc thay tã cho bé
Cách thay tã cho em bé
Vật dụng trang bị để thay tã cho em bé
Cách làm sạch bé gái
Cách làm sạch bé trai
Mặc bộ tã dùng một lần cho bé
Cách gấp tã vải
Cách quấn tã
Càng lớn lên thì ngay cách tắm bé cũng cần thay đổi: bé sẽ đưa thức ăn lên tầm đầu, rờ rẫm khám phá thế giới xung quanh với đôi tay, phụ với bạn khi bạn thay tã và nói chung tự mình làm cho thân mình lấm lem và dính thức ăn. Bởi vậy, về mặt vệ sinh bạn nên cảnh giác về cách rửa nước tiều phân và mồ hôi cũng như sữa và thức ăn mỗi ngày. Bạn cũng không nhất thiết phải tắm cho em bé mỗi ngày: rửa ráy phần trên, phần dưới (làm sạch mặt mũi, tay, chân và đít) hay là lau mình bằng bọt biển rất là thích nghi để giữ cho em bé được sạch sẽ, nếu việc đó thích hợp với bé hơn. Nhưng rất nhiều phần là em bé sẽ đâm ra thích được tắm rửa và việc này sẽ trở nên một thành phần quan trọng của nếp sinh hoạt hàng ngày chung cho mẹ bé.

Đồ trang bị cho việc tắm rửa

Có nhiều sản phẩm được chế tạo cho việc tắm rửa nhưng bạn có thể tiết kiệm bằng cách chỉ mua những thứ nào thực sự cần thiết thôi. Tuy nhiên có một lãnh vực bạn khó hà tiện được đó là các sản phẩm để giữ vệ sinh cá nhân: Những mỹ phẩm dành cho người lớn như dầu gội đầu, xà phòng, nước hoa và kem thoa da, đều có quá nhiều chất phụ gia và hóa chất để dùng an toàn cho làn da non nớt của em bé, do đó, bạn nên cẩn thận chỉ mua những thứ nào dành riêng cho em bé.

Đồ trang bị để tắm cho bé

Chậu (thau) tắm dành cho bé: Cho đến khi em bé của bạn sẵn sàng tắm được trong bồn tắm người lớn (khoảng ba đến sáu tháng tuổi), một chậu tắm thích hợp cho trẻ nhỏ sẽ giúp cho bạn tắm em bé dễ dàng hơn. Bạn hãy đặt thau tắm trên một cái bệ ở độ cao vừa tầm, hoặc lót khăn đặt dưới sàn và bạn quì gối bên cạnh. Trong trường hợp bạn sắm một cái giá đặc biệt để chậu tắm lên, bạn nên cẩn thận cho nó có độ cao vừa tầm. Nền chậu nên có mặt nhám để giúp cho em bé không bị trơn.

Tạp dề không thấm nước. Một lớp vải coton có lót một lớp không thấm nước tạo cho em bé một cảm giác êm ái hơn là nhựa PVC.

Bạn sẽ phải cần nước ấm và nhiều bông gòn để lau măt, lau tai và mặt cho bé trong 6 tháng đầu.

Miếng đệm lót bồn tắm bằng cao su. Một khi bé đã chuyển sang tắm chậu lớn, một miếng đệm cao su dính sát vào đáy bồn tắm là rất cần thiết để cho bé khỏi bị trơn trượt ở đáy bồn. Loại cỡ nhỏ hỡn sẽ vừa đáy thau tắm nhỏ.

Khăn tắm: Bạn hãy dành một khăn tắm lớn có lông sợi thật mịn để sử dụng riêng cho em bé. Bạn phải làm ấm khăn bằng cách hơ trên lò sưởi trước khi dùng. Một vài loại khăn lông có một miếng góc làm thành như cái mũ đội đầu.

Bạn hãy dành một cái khăn lông lau mặt hay một miếng bọt biển thiên nhiên cho em bé dùng riêng và bạn nên giặt khăn mặt thường xuyên. Đừng để cho em bé tuổi lớn hơn ăn miếng bọt biển.

Tóc, móng tay và răng

Bàn chải tóc: Bàn chải tóc phải có lông nhỏ và đủ mềm để dùng cho trẻ khoảng 18 tháng tuổi. Bạn hãy chọn một cái lược nhỏ với đầu răng lược tròn và kiểm tra xem có đúng là không có cạnh sắc và răng nhọn.

Kéo cắt móng chân: Kéo cắt mong chân phải có mũi tròn lưỡi kéo ngắn để tránh cắt phạm vào tay chân bé.

Bàn chải đánh răng của bé phải có đầu nhỏ để đưa vào được góc tận cùng trong miệng và lòng bàn chải phải mềm và tròn đầu. Sợi nylon hay lông đều tốt như nhau. Hãy cho bé chơi với bàn chải đánh răng cho em bé những ãy dùng loại bàn chải cỡ dùng cho trẻ con để đánh răng cho bé. Bạn hãy đều đặn thay bàn chải mới và kiểm tra với nha sĩ xem bàn chải có đánh sạch được răng một cách thích nghi không.

Mẹo vặt để tắm rửa cho bé

- Cho đến khi em bé của bạn được 6 tháng tuổi bạn hãy luôn luôn dùng nước đun sôi để nguội để rửa mắt, tai, miệng và mặt cho bé. Đun xôi diệt được mọi vi trùng trong nước.

- Bạn chỉ nên lau sạch phần nào mà bạn nhìn thấy được – đừng có lau sạch phía trong mũi và tai em bé, chỉ chùi đi với bông gòn thấm nước, bất cứ nước nhớt hay ráy tai nào nhìn thấy thôi. Nếu không bạn có thể đẩy dơ bẩn trở lại vào trong mũi và tai em bé.

- Đối với một bé gái, đừng cố tách 2 mép cửa mình để làm sạch bên trong. Bạn sẽ chỉ cần trở dòng chảy của chất nhớt tự nhiên làm cho vi khuẩn trôi ra ngoài.

- Đối với một bé trai bạn đừng nên kéo ngược bao qui đầu lên để làm sạch phía dưới: bạn có thể làm bé đau hay làm rách hoặc tổn thương bao da qui đầu.

- Luôn luôn lau từ phía trước ra phía sau, nhất là khi lau vùng lót tã cho bé gái. Lau cách này ngăn không cho vi trùng từ hậu môn lan sang âm đạo và gây nhiễm trùng.

- Luôn luôn lau đít cho em bé sau cùng và dùng một miếng bông gòn mới cho mỗi lần lau. Hãy nhứng bông gòn vào nước ấm từ vời nước chảy ra

Mỹ phẩm tắm gội em bé

- Dầu tắm em bé là một sản phẩm tuyệt vời thay thế được cả dầu gội lẫn xà phòng.

- Nước hoa em bé dùng để lau sạch vùng quấn tã đặc biệt là khi da bé quá khô.

- Dầu em bé là một mỹ phẩm làm mềm da khi da em bé khô hay nứt nẻ.

- Nước thoa da em bé có thể dùng thay thế dầu em bé.

- Phấn rôm em bé dùng để thấm khô những chỗ nào ẩm ướt còn sót trên da em bé – tuy nhiên nếu bạn rắc nhiều phấn quá, phấn có thể đóng thành mảng ở các kẽ và làm da tấy, khó chịu. Đừng rắc phấn rôm lên vùng da bạn sẽ thoa kem lên.

- Dầu gội đầu em bé chỉ nên dùng một tuần một lần.

- Xà phòng em bé chỉ cần tới nếu bạn không dùng dầu tắm em bé. Với một em bé vài tháng tuổi, bạn hãy thoa xà phòng khắp mình khi bé ở trong lòng bạn, rồi bạn mới tráng nước cho xà phòng trôi đi trong chậu tắm – nhưng bạn cứ nhớ là mình bé sẽ rất trơn, vậy bạn hãy giữ bé cho chặt.

- Que quấn bông gòn rất tiện dụng để làm sạch kẽ các ngón tay, ngón chân em bé nhưng bạn đừng bao giờ nhét những que này vào tai, mắt, mũi và hậu môn bé.

- Kem đánh răng có thể là một loại kem đánh răng của người lớn. Cố gắng đừng để trẻ nuốt vô – nếu bé cứ nuốt vô, bạn hãy tránh đừng cho bé dùng kem đánh răng cho đến khi bé đủ lớn để thôi không ăn kem đánh răng nữa.

Cách thay quần áo cho bé

Em bé của bạn có thể ngăn thay quần áo, vì cảm giác không khí lạnh trên da, nên bạn hãy giữ ấm cái bụng phơi trần của bé và tận dụng cơ hội này để gần gũi da kề da với bé.

Bạn nên có sẵn một cái khăn lông để quấn em bé ngay khi cởi quần áo, không có thì phải thay đồ nhanh cho bé. Bạn hãy đặt em bé trên tấm lót mà thay đồ.

Cách cởi bộ áo liền quần

1. Cởi các nút bấm bộ đồ ra. Nắm lấy một bên mắt cá chân trong bộ đồ và kéo cái ống quần ra. Làm y như vậy với chân bên kia.

2. Cởi các nút bấm trên phần áo lót, rồi nắm hai cổ chân nâng phần thân dưới em bé lên và đẩy lớp áo lót và bộ đồ xuống dưới lưng em bé lên càng xa càng tốt.

3. Luồn một tay bạn vào trong ống tay áo, giữ lấy cùi chỏ em bé. Tay kia nắm cổ tay áo và kéo ống tay ra. Làm lại như vậy với tay bên kia.

4. Luồn tay dưới đầu và cổ bé và nhấc phần thân trên em bé lên để có thể lấy bộ đồ đi.

Cách cởi áo lót

1. Một tay giữ khuỷu ta em bé bên trong áo lót và cởi cả tấm áo ra qua nắm tay em bé. Làm như vậy cho bên kia.

2. Bạn hãy nắm gọn tấm áo lót trong tay để đừng có miếng vải thừa nào có thể quệt vào mặt bé khi bạn lấy áo ra.

3. Hai tay bạn banh cổ áo càng rộng càng tốt, rồi bằng một động tác lẹ làng, bạn đưa áo qua mặt em bé lên đỉnh đầu.

4. Luồn tay xuống dưới đầu và cổ em bé và nâng phần thân trên của bé lên để có thể rút áo lót ra.

Quấn mình cho trẻ sơ sinh

Nếu 3 tháng đầu tiên bạn quấn kỹ bé trong tấm “ra” hay mền thì bé sẽ không vung tay vung chân khi đi vào giấc ngủ. Các động tác quơ tay, chân có thể làm bé giật mình thức dậy.

Bạn hãy gấp tấm chăn em bé làm đôi theo đường chéo. Nếu bé đang khóc, bạn đừng có đặt bé xuống mà quấn mình, bạn sẽ chỉ càng làm bé bực mình thêm: hãy quấn mình cho em bé ngay trên lòng bạn.

Cách quấn chăn cho bé

1. Bạn hãy ắm bé tựa vào vai bạn trong khi bạn sắp xếp cái chăn trên lòng bạn sao cho mép đáy tam giác nằm dọc theo một bên đùi còn đỉnh thì nằm rủ xuống bên đùi bên kia.

2. Vừa nâng đầu em bé, bạn đặt bé nằm ngang qua hai đầu gối sao cho cổ bé vừa tới mép chăn, đưa góc ngòai lên và kéo cho căng.

3. Gài góc chăn đó vào dưới mông em bé vừa vuốt thẳng nó ra. Đưa góc kia lên và cũng lại kéo cho căng, lấy hết lên để giắt xuống dưới mình bé. Gấp góc thòng dưới chân em bé lên để lỏng lẻo dưới mông em bé.

Cách đặt bé xuống cho bé ngủ

Khi bạn đã quấn mình cho bé xong rồi và bé đã chịu nằm yên, lúc đó bé sẵn sàng để cho bạn đặt xuống cho bé ngủ. Các bác sĩ tin rằng trong ba tháng đầu, em bé đặt nằm ngửa là an toàn nhất – không có bằng chứng nào gợi ý là các em bé có khuynh hướng ọc sữa và bị sặc ở tư thế này. Các em bé ngủ nằm sấp, dường như gia tăng nguy cơ chết đột ngột trong nôi. Nếu bạn đặt em bé nằm nghiêng, bạn hãy kéo tay bên dưới ra hẳn phía trước để bé khỏi lật. Sau ba tháng bé sẽ lật sang tư thế nào thích hợp nhất với bé, dù bạn có đặt bé xuống ở tư thế nào.

Cách cho em bé bú một cữ bú bình

Cho bé bú là việc quan trọng nhất mà bạn có thể làm cho bé – nhưng bạn chớ có lầm tưởng là chỉ có sữa trong bình là rất cả những gì bé cần, hay cho rằng “bất cứ ai” cũng có thể cho bé bú được.

Tình thương của bạn, những cử chỉ ôm ấp và sự để ý quan tâm của bạn đều quan trọng đối với em bé như chính sữa vậy. Bạn hãy ôm bé gần kề, ấp bé sát vào người bạn, cười nói với bé – y như là bạn cho bé bú sữa mẹ vậy. Đừng bao giờ để bé một mình với bình sữa, bé có thể bị ngạt. Ngay từ đầu, bạn hãy để cho em bé tự điều chỉnh tiến trình cữ bú tới mức tối đa có thể được. Hãy để cho bé bú theo nhịp của bé, ngừng lại để nhìn xung quanh, sờ vào bình hay vuốt ve bầu vú của bạn nếu bé muốn. Cữ bú có thể kéo dài tới nửa tiếng nếu bé cảm thấy thích giỡn. Trên hết, bạn hãy để cho bé tự quyết định lúc nào bé muốn thôi không bú nữa. Bạn hãy thoải mái khi cho bé bú, đeo cho bé một cái yếm dãi, có sẵn một khăn vải mỏng đẻ sử dụng khi bạn cho bé nghỉ, ợ hơi.

Từ bú mẹ chuyển sang bú sữa bình

Nếu vì lý do nào đó bạn phải chuyển từ bú mẹ sang cho bú bình thì bạn hãy nhớ là việc chuyển biến phải được tiếp cận dần dần và có sự trợ giúp của y, bác sĩ. Phương pháp tốt nhất là cứ ba ngày một lần, thay thế một cữ bú mẹ (bằng một bình sữa) – hoặc là bạn tiến hành chậm hơn. Khởi đầu bằng cách thay thế một cữ bú vào giờ ăn trưa, bằng một bình sữa. Nếu em bé không chịu bú, bạn hãy thử lại vào cùng cữ bú ấy, ngày hôm sau – bạn có thể cho bé bú với một kiểu núm vú khác hoặc nhỏ vài giọt sữa mẹ lên núm vú cao su để khuyến khích em bé. Sau ba ngày có một cữ bú bình, bạn hãy thay thế một cữ bú thứ nhì bằng một bình sữa và hãy đợi thêm ba ngày nữa trước khi giải quyết thêm một cữ bú thứ ba. Bạn cứ tiến hành nhu vậy cho đến khi tình cờ cho em bé bú một bình sữa vào cữ bú tối.

Chuẩn bị bình sữa sẵn sàng

1. Lấy chai trong tủ lạnh và xoay núm vú lên đúng chiều. Hâm nóng trong nước ấm. Chớ có dùng lò nấu vi ba, vì sữa có thể rất nóng mặc dù bình sữa sờ bên ngòai vẫn còn cảm thấy mát.

2. Kiểm tra lưu lượng dòng sữa: phải là 2 hoặc 3 giọt mỗi giây. Lỗ nhỏ quá thì bú sẽ khó, lớn quá thì sẽ làm cho sữa chẩy ra ào ạt. Nếu núm vú cao su không thích hợp thì thay thế bằng núm vú tiệt trùng khác và kiểm tra lại lưu lượng.

3. Hãy kiểm tra nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt sữa lên mặt trong cườm tay – phải cho cảm giác ấm. Sữa lạnh là an toàn nhưng em bé của bạn sẽ ưng bú sữa hâm nóng hơn.

4. Mở vòng giữ cổ chai một chút sao cho nó chỉ như đặt lên bình sữa để cho không khí lọt vào chai khi em bé bú bởi sữa ra. Làm như vậy sẽ hãm không cho đầu vú cao su xẹp xuống và làm sữa ngừng chẩy ra.

Bé tôi dường như không bao giờ bú hết bình sữa: như thế cháu có đủ sữa không?

Bú ít có thể là một triệu chứng bệnh hoặc là do một dị tật tiềm tàng nghiêm trọng đòi hỏi sự quan tâm của bác sĩ. Hãy kiểm tra lại lượng sữa phù hợp với số cân mà em bé phải bú và so với lượng em bé thường bú. Quan trọng hơn hết là bạn cho em bé đi cân đều đặn tại phòng khám, nơi có số cân em bé sẽ được chấm lên một bản đồ biểu tăng trưởng. Bú ít, nếu đi cùng với tăng cân không đủ bao giờ cũng là một lý do đáng quan tâm.

Cách cho em bé bú bình

1. Trong khoảng 10 ngày đầu khi bé mới sinh, bạn hãy kích thích phản xạ mút cho em bé: bạn vuốt vào bên má gần bạn nhất và em bé sẽ phải xoay lại và há miệng ra. Trong trường hợp bé không làm như vậy hay là nếu bé già ngày hơn, bạn hãy để một vài giọt sữa ứa ra trên núm vú rồi cho chạm vào môi cho bé nếm vị sữa.

2. Khi bé bú, bạn hãy cầm chặt bình sữa sao cho bé có thể kéo vào bình trong khi mút núm vú và làm nghiêng bình sữa để núm vú cao su luôn đầy sữa chứ không có không khí. Nếu núm vú cao su xẹp xuống, bạn hãy quay bình sữa trong miệng bé để cho không khí lọt vào lại trong bình.

3. Khi bé bú hết sữa, bạn hãy kéo bình ra khỏi miệng bé một cách dứt khoát. Nếu bé muốn bú, bạn hãy đưa ngón út sạch của bạn vào miệng bé: bé sẽ sớm có cách cho bạn biết bé có muốn bú thêm sữa không.

Nếu em bé không chịu nhả bình sữa

Nếu em bé không chịu nhà bình sữa ra ngay cả sau một thời gian bú dài, bạn hãy luồn ngón út của bạn vào giữa hai nướu răng, dọc theo núm vú.

Ngủ khi đang bú

Nếu bé ngủ thiếp đi trong cữ bú, có thể là bé có hơi trong bụng khiến cho bé cảm thấy đầy bụng, bạn hãy cho bé ngồi dậy ợ hơi trong một hai phút sau đó hãy cho bé bú thêm.

Khi bé không thể nói: "Mẹ ơi con ốm!"

- Thời tiết thay đổi, những lúc giao mùa là thời điểm bé dễ bị bệnh. Nhưng với những em bé còn nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh - các bà mẹ làm sao bé ốm khi bé không thể nói: "Mẹ ơi, con ốm...".

Thời tiết thay đổi, những lúc giao mùa là thời điểm bé dễ bị bệnh. Nhưng với những em bé còn nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh - các bà mẹ làm sao bé ốm khi bé không thể nói: "Mẹ ơi, con ốm...". Vậy, các bà mẹ phải thật nhạy cảm với những dấu hiệu cho biết bé có thể bị bệnh.

1. Tâm tính thay đổi

Khi không khỏe, bé sẽ trở nên khó tính hơn

Bé khỏe mạnh sẽ luôn vui cười, tinh thần sảng khoái, ánh mắt linh hoạt và năng động. Nếu bị bệnh, bé sẽ trở nên khó tính. Đây là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất khi bé ươn người. Những lúc sốt,đôi mắt bé sẽ không còn nhanh nhẹn, tinh anh mà thường lờ đờ, biểu lộ rõ sự mệt mỏi. Tiếng khóc gắt gỏng, nhưng chân tay không đủ sức để đùa nghịch. Nếu bé khóc không thành tiếng, càng chứng tỏ bệnh đã nặng hơn.

2. Khẩu vị thay đổi

Nếu thường ngày, bé uống sữa, ăn đồ một cách đầy hào hứng, bỗng nhiên, từ chối những món ăn khoái khẩu, hoặc chỉ ăn một chút rồi trớ hoặc không chịu ăn đủ bữa như ngày bình thường. Đây có thể là dấu hiệu của việc bị cảm hoặc bệnh về đường tiêu hóa.

3.Giấc ngủ thay đổi

Trước khi ngủ cáu gắt, lúc ngủ giật mình, ngủ những giấc không sâu và dài, khi ngủ, sắc mặt trở nên ửng đỏ... là dấu hiệu bé bị sốt. Bên cạnh đó, vào giấc ngủ mà bé nằm ngọ nguậy không yên, hay làm động tác như đang nhai nhóp nhép... các bà mẹ hãy kiểm tra và nghĩ đến việc tẩy giun cho bé!

4. Hô hấp thay đổi

Hãy chú ý đến những biểu hiện khác thường của bé để biết bé có khỏe hay không

Thở khó nhọc, hơi thở thô ráp, nhịp thở nhanh hơn... là dấu hiệu bé bị cảm, sốt. Thở dốc, vùng môi không đỏ hồng mà chuyển dần sang tím, khi thở, các bắp thịt lõm xuống trong khi vùng xương ức lõm xuống, rất có thể bé bị viêm phổi.

5. Cân nặng thay đổi

Bé tăng cân đều là dấu hiệu của sự phát triển sức khỏe bình thường. Ngược lại, khi tốc độ tăng cân giậm chân tại chỗ hoặc có chiều hướng đi xuống, các bà mẹ nên nghĩ ngay đến việc kiểm tra sức khỏe tổng quát cho bé.

Chăm sóc trẻ sơ sinh

Trẻ từ khi sinh ra đến 30 ngày được gọi là sơ sinh. Trẻ sinh ra đủ tháng khi tuổi thai từ đủ 37 tuần đến hết 41 tuần. Trẻ sơ sinh đủ tháng có cân nặng lúc đẻ trên 2,5 kg, chiều dài của bé trung bình 48 - 50cm. Để trẻ được khỏe mạnh, nhân viên y tế thôn bản cần hướng dẫn các bậc cha mẹ các phương pháp chăm sóc trẻ ngay từ lúc sơ sinh.

Đảm bảo điều kiện môi trường tốt cho trẻ

Trong tử cung của mẹ, thân nhiệt của trẻ luôn được ổn định nhưng ngay sau khi ra đời, trẻ đã bị mất nhiệt bởi nhiệt độ môi trường thấp hơn. Do vậy, trẻ sơ sinh cần được giữ ấm. Phòng trẻ nằm phải ấm (28 - 30oC), thoáng, không có gió lùa.

Mẹ và bé nên tắm nắng sáng sớm mỗi ngày khoảng 15-20 phút. Tắm nắng không những giúp trẻ có vitamin D để hấp thu tốt canxi trong sữa mà còn giúp nhanh chóng giảm vàng da. Các dụng cụ dùng cho trẻ như: thìa, cốc, bình sữa... phải rửa thật sạch, luộc nước sôi trước khi dùng để đảm bảo vệ sinh. Tã lót, quần áo, mũ, bao tay chân... của trẻ cần phải được giặt sạch phơi dưới nắng.

Chăm sóc trẻ sơ sinh.
Chăm sóc da và rốn

Trẻ sơ sinh thường có hiện tượng vàng da sinh lý. Vàng da (kèm với tiểu vàng) bắt đầu xuất hiện vào ngày thứ 2, thứ 3 sau sinh, đạt đỉnh điểm vào ngày thứ 3, thứ 4, sau đó giảm dần.

Lớp chất “gây” bao phủ bên ngoài da trẻ trong ngày đầu mới sinh có vai trò giữ nhiệt và bảo vệ cho da trẻ. Do vậy, không nên tắm làm sạch chất “gây” trên da bé ngay sau sinh. Từ ngày thứ 2 trở đi, lớp chất “gây” này lại là môi trường rất thuận lợi cho khả năng nhiễm khuẩn da. Chính vì vậy mà sau khi ra đời từ 24-48 giờ, hàng ngày trẻ phải được tắm sạch. Chú ý, khi rốn trẻ chưa rụng thì lúc tắm tránh làm ướt rốn và sau khi tắm xong phải thay ngay băng rốn vô khuẩn cho trẻ.

Rốn của trẻ phải được chăm sóc kỹ từ lúc mới sinh đến khi rốn rụng. Không nên băng kín rốn vì băng kín rốn sẽ tạo môi trường tốt cho vi khuẩn gây nhiễm trùng rốn và chậm rụng rốn. Để hở rốn sau khi chăm sóc, quấn tã dưới rốn, rốn sẽ mau khô, nhanh rụng, ít nhiễm trùng. Cuống rốn sẽ rụng tự nhiên sau 7-15 ngày. Rốn mới rụng phải giữ khô sạch cho tới khi lên sẹo.

Dinh dưỡng cho mẹ và bé

Nên cho trẻ nằm cùng mẹ và cho bú càng sớm càng tốt. Trong vòng 30 phút sau sinh nên cho trẻ bú mẹ để tận dụng nguồn sữa non và các chất kháng khuẩn. Cho trẻ bú đúng tư thế sẽ giúp mẹ tiết nhiều sữa cho con. Người mẹ bế trẻ sao cho: Tư thế đầu và thân trẻ thẳng hàng, bụng trẻ áp sát bụng mẹ, mũi trẻ đối diện bầu vú mẹ, tay mẹ nâng đầu, vai và mông trẻ. Trẻ cần được bú nhiều lần trong ngày (ít nhất 8 lần), bú cả ban đêm. Người mẹ nên cho trẻ bú cả sữa đầu lẫn sữa cuối, không để sữa còn lại trong bầu vú; cho trẻ bú đều cả 2 bên, bú hết bên này mới chuyển sang bên kia, lần sau đổi bên. Phần lớn trẻ sau khi bú dễ bị trớ hoặc nôn ra sữa vừa bú. Để giảm bớt nôn trớ, sau khi trẻ bú, bế trẻ đứng 5-10 phút, đến khi trẻ ợ hơi xong mới cho trẻ nằm. Khi trẻ mới bú xong, tránh các thao tác thay tã hay quần áo vì dễ làm trẻ ọc sữa.

Hiện nay, vẫn còn phổ biến tình trạng sản phụ phải ăn cơm với muối tiêu, thịt kho thật mặn, kiêng cữ canh, rau, trái cây. Điều này làm cho bà mẹ khó ăn uống, thiếu năng lượng, mệt mỏi, táo bón, thiếu canxi, trong khi cơ thể người mẹ cần dinh dưỡng để bù năng lượng đã mất do sinh nở và cho trẻ bú. Do vậy, các bà mẹ phải ăn uống đủ thành phần thịt, cá, trứng, rau, trái cây và uống sữa thêm, uống nhiều nước, chế độ nghỉ ngơi hợp lý.

Phát triển thị giác cho bé

Ngay khi chào đời, bé có thể quan sát được xung quanh. Khi lớn lên, đôi mắt giúp bé ghi nhận thông tin về thế giới xung quanh; sau đó, thông tin được đưa lên não xử lý và dẫn bé tới những hành động như học ngồi, bò, đứng và học đi.

Quá trình phát triển

Trong những tháng đầu tiên, thị giác của bé đã khá tốt nhưng phải đến 6-8 tháng, bé mới có thể quan sát mọi vật như thị giác của người lớn. Quá trình phát triển thị giác của bé như sau:

Lúc mới chào đời, mắt bé rất kém dù bé có thể nhận biết được ánh sáng, hình dạng và những chuyển động. Bé chỉ có thể quan sát đồ vật trong cự ly 20-30cm, bằng với khoảng cách khuôn mặt của cha mẹ khi bế bé. Điều này giải thích vì sao, các bé rất chăm chú với khuôn mặt của bố mẹ, nhất là ánh mắt của bố mẹ với hai màu đối lập đen - trắng.

Giai đoạn 1 tháng tuổi: Lúc này, khả năng phối hợp giữa hai mắt còn kém nên thỉnh thoảng, mắt bé lại đi "lang thang". Một thời gian tiếp theo, bé mới học cách tập trung vào một vật bằng cả hai mắt. Một cái lục lạc đưa ngang qua mặt bé sẽ khiến bé ngạc nhiên; bạn cũng có thể chơi trò với mắt bằng cách ghé đầu bạn xuống thật gần mặt con, nhìn qua từ bên trái sang bên phải...

Giai đoạn 2 tháng tuổi: Bé có thể nhìn được màu sắc nhưng hơi khó để phân biệt những gam màu tương tự như vàng và cam. Màu tương phản trắng - đen hoặc những màu có độ đối lập cao thì dễ cho bé nhận biết hơn. Tuy nhiên, giai đoạn 2-4 tháng tuổi, sự nhận diện những màu khác biệt ở bé chưa rõ ràng; vì thế, bé cũng bị nhầm lẫn giữa những hình dạng gần giống nhau. Để kích thích thị giác cho con, bạn có thể để bé nhìn vào những bức tranh rõ màu, những tấm ảnh hoặc đồ chơi có màu rõ nét.

Giai đoạn 4 tháng tuổi: Thị giác tốt hơn cho phép bé quan sát những đồ vật ở xa hơn. Cùng với sự phát triển kỹ năng của đôi tay, bé thích dùng tay kéo những bộ phận trên cơ thể mẹ như tóc, tai hay mũi mẹ.

Giai đoạn 5 tháng tuổi: Lúc này, bé có khả năng quan sát tốt đồ vật nhỏ và những thứ chuyển động. Bé còn có thể nhận diện được đồ vật sau khi chỉ quan sát một phần của món đồ đó.

Giai đoạn 8 tháng tuổi: Thị lực của bé đạt khoảng 20/40, cho phép bé quan sát đồ vật khá rõ, tương tự như người lớn. Lúc này, thị giác phát triển đủ để bé nhận diện người hoặc con vật đi ngang qua phòng.

Vai trò của cha mẹ

Nhiều nghiên cứu chứng minh, các bé thích ngắm khuôn mặt cha mẹ hơn màu sắc hay đồ vật; vì thế, bạn hãy gần gũi với con hơn (nhất là sau khi sinh) để bé dễ dàng nhận ra đặc điểm của mẹ. Khoảng 1 tháng tuổi, có thể đưa những món đồ qua mặt bé để bé quan sát. Bạn có thể mua đồ chơi nhưng cũng nên tận dụng những đồ vật trong gia đình: Di chuyển một chiếc vòng đeo tay hoặc một cái thìa nhựa từ bên này sang bên kia khuôn mặt của bé; sau đó, di chuyển chúng theo chiều lên - xuống. Điều này sẽ thu hút sự chú ý của bé.

Dấu hiệu cần lo lắng

Bé có thể đuợc kiểm tra thị giác thường xuyên để phòng những trục trặc về mắt. Nếu càng phát hiện muộn, bệnh về mắt ở bé càng khó chữa.

- Nếu bé không thể tập trung vào đồ vật (hoặc khuôn mặt mẹ) với cả hai mắt trong giai đoạn 3-4 tháng tuổi, bạn nên đưa bé đi khám.

- Những bé sinh non có nguy cơ cao mắc các bệnh về mắt như loạn thị, lác mắt... nên cha mẹ cần chú ý.

- Ngoài ra, cần đưa bé đi khám nếu: Bé khó khăn khi cử động mắt; mắt bé nhìn chéo liên tục; một (hoặc hai bên) mắt có xu hướng lồi ra...

5 hoạt động khiến bé vui vẻ

Cho bé ra ngoài ngắm những chú cún con; để bé tự do xé giấy... là những hoạt động đơn giản nhưng luôn làm bé vui.

1. Xé giấy

Nhiều bé rất thích thú với trò xé giấy, được nhìn ngắm tờ giấy biến thành những mảnh vụn và âm thanh "soàn soạt" trong quá trình xé giấy. Cho bé chơi với những tờ lịch ngày (đã cũ) hay những tờ giấy không quan trọng, khi bạn nhìn thấy nụ cười trên gương mặt bé khi được tự do xé giấy, bạn sẽ quên đi đống hỗn độn rác sau đó do trò chơi này mang đến.

2. Ngắm những chú cún con

Vườn bách thú thường không phù hợp với bé khi còn nhỏ; thay vào đó, bạn thử đưa bé ra công viên - nơi có những chú cún nhỏ vui đùa. Cách này tuy không thuận tiện (vì không phải lúc nào cũng có sẵn cún con trong công viên) nhưng bù lại nó khá rẻ tiền. Bế bé trên tay hoặc cho bé nằm trên xe đẩy riêng, nơi mà bé dễ dàng quan sát và thích thú với những chú cún nhỏ vui đùa.

3. Chơi với ánh đèn pin

Hãy tắt đèn trong phòng, cùng nằm với bé trên sàn nhà. Sử dụng một chiếc đèn pin, hắt ánh sáng của đèn dọc theo tường nhà và cầu thang. Nếu bé lớn hơn, hãy để bé thử cầm đèn pin và vui đùa với ánh sáng. Tránh rọi đèn pin vào mắt của bé và cả mắt của bạn.

4. Ăn ngoài trời

Cho bé ngồi trên xe đẩy ngoài sân chơi hoặc dưới mái hiên nhà, bày thức ăn trên khay ăn dành cho bé và để bé tự do ăn bốc (với bé đã đến tuổi bốc thức ăn). Nếu không, hãy trọn một buổi dã ngoại, ở địa điểm có không khí trong lành, cho bé ngồi trên bãi cỏ và bốc thức ăn. Bạn có thể thổi thêm vài quả bóng bay và đùa với bé, bé sẽ có cảm giác vui vẻ vô cùng.

5. Cùng nhảy với bé

Hai mẹ còn cùng ngồi trong phòng, bạn bật một bản nhạc yêu thích và cùng lắc lư khi bé đang trong vòng tay của bạn. Với cách này, bé sẽ được tiếp cận với hai thứ tuyệt vời: âm nhạc và vòng tay mẹ.

Đồ chơi theo lứa tuổi

Khi chọn đồ chơi cho bé, bạn không chỉ căn cứ vào thứ mà bé thích mà quan trọng hơn, đồ chơi đó phải an toàn và có thể giúp bé học hỏi những điều mới.

Một số gợi ý giúp bạn chọn đồ chơi phù hợp với sự phát triển của bé, từ Children development:

Bé sơ sinh

Trong giai đoạn này, bạn chính là đồ chơi thích hợp nhất với bé. Bé sẽ rất hứng thú khi quan sát khuôn mặt của bạn, nghe giọng nói và được ở cạnh bạn.

Bé cũng rất thích nhìn điện thoại sáng lấp lánh nhiều màu sắc, nghe đồ chơi phát ra tiếng nhạc hoặc những cái xúc xắc. Đồ chơi với những màu sắc tương phản như đỏ, đen và trắng sẽ khiến bé rất thích thú.

Bé sắp biết đi

Bé sẽ rất thích những đồ chơi đẩy - kéo, bóng mềm, gấu teddy, bảng hoặc sách bằng vải, ôtô đồ chơi, khối xếp hình, một cái xô và cái bay để chơi ở hố cát. Lúc tắm thì bé có thể chơi bất cứ đồ gì: thuyền, cá đồ chơi, sách bằng nhựa.

Ngoài ra, bạn cũng có thể biến ngăn tủ thành một nơi để bé khám phá. Bạn lưu ý bỏ những vật sắc tránh bé bị thương khi mở ngăn tủ ra chơi.

Những trò chơi đố đơn giản, đồ chơi biết đi và những sách có tranh với những bài thơ ngộ nghĩnh và hình minh họa đẹp sẽ rất hấp dẫn bé.

Bé chuẩn bị đi học

Ở độ tuổi này, bé có thể thích bất cứ đồ chơi gì có thể được dùng để đóng kịch như một bộ đồ nấu ăn, hoa quả bằng nhựa hay một hộp giấy có thể biến ra nhiều như lò sưởi, xe, thuyền...

Bé có thể chơi những trò, câu đố đơn giản, các con vật đồ chơi, ôtô đồ chơi, búp bê, trò chơi trên máy tính dành cho bé, đồ chơi xây dựng, thời trang.

Ngoài ra, những vật dụng để chơi ngoài trời như: xe đạp, xích đu, hố cát (với người lớn ở gần) sẽ giúp bé bận rộn và năng động.

Bạn cần cân đối những những đồ chơi yêu cầu trí thông minh như ghép hình và những đồ kích thích trí tưởng tượng của bé.

Bé ở tuổi đi học

Khi đã bắt đầu đi học, bé sẽ có thể biết được chính xác mình muốn chơi gì. Ở tuổi này bạn thường bị dẫn theo những yêu cầu hoặc sở thích nhất định của bé.

Thậm chí, nếu bé thích đồ chơi hiện đại có phát nhạc thì những đồ chơi cơ bản và cổ điển vẫn được nhiều bé thích. Đó có thể là sách, dụng cụ để vẽ và sơn, mô hình lắp ghép hay xe đạp, nhảy dây, cầu trượt...


Ba đã hiểu ra rằng những buổi được chơi cùng với con như thế này thật sự là món quà vô giá mà trẻ thơ tặng cho những người cha.

Lâu rồi ba không ngồi chơi với con gái, phần vì bị công việc cuốn đi, phần thì dạo này ba hay đi chơi tennis với các cô chú cùng công ty, bữa nào không chơi thì lại có ai đó rủ đi nhậu, Chủ nhật con lại hay về ngoại chơi, thành ra hứa chơi với con hoài mà mấy tháng rồi vẫn chưa có lúc nào ngồi chơi với con được.

Bữa nay Chủ nhật, mẹ đi công tác Hà Nội chưa về, hai ba con chở nhau đi ăn sáng rồi về nhà cùng chơi. Con lấy sách vở nhờ ba kể truyện cho con nghe, mà ba kể không giống kiểu thay giọng theo từng nhân vật như mẹ vẫn thường làm nên cuối cùng con lại quay ra kể cho ba nghe. Ba phì cười khi nghe con giả giọng khàn khàn của con chó sói hù Cô Bé Quàng Khăn Đỏ, rồi buộc chiếc khăn lên đầu giả làm bà ngoại, vác chiếc thước trên vai giả làm cây rìu của bác thợ săn, rồi thoắt cái lại trở thành Cô Bé Quàng Khăn Đỏ, một mình con đóng trọn cả mấy vai trong câu chuyện cổ tích.

Kể chuyện xong rồi con rủ ba chơi nấu ăn, con đem mời ba hết trứng luộc lại tới trứng ôpla, rồi chặt cá chiên y như bà nội trợ thứ thiệt. Ba ăn xong rồi con lại mời ba uống cà phê. Món nào cũng yêu cầu ba giả vờ trả tiền rồi con cũng giả vờ thối lại. Rồi con cho chén bát vô chậu rửa rửa lau lau rất là chuyên nghiệp.

Sau đó con biến thành đoàn tau kêu xình xịch rồi mời ba: "đi đi khắp nơi mà không tốn tiền, bác có đi không?" ba phải trả lời theo đúng gợi ý của con "tôi đi, tôi đi" rồi nắm lưng áo con đi lòng vòng quanh nhà.

Chơi chán tàu hỏa rồi hai ba con chơi trò chơi lắp ráp. Bộ đồ chơi này ba mua cho con đã được mấy tháng, chơi với con đúng một lần lúc mở hộp ra rồi bữa nay ba mới lại cùng con ngồi lắp. Con cùng ba xây nhà, rào trang trại...Ba đang loay hoay ráp mấy cái xe ủi đất và cần cẩu thì con lấy một miếng ráp vuông ba vẫn hay dùng làm nền nhà rồi hí hoáy ráp các miếng nhỏ cho dày thêm mấy lớp, rồi con cắm những bông hoa màu hồng, màu xanh lên, có cả một con ngựa đứng trễm trệ cạnh mấy bông hoa nữa. Ba hỏi con ráp vườn hoa hả, con bảo không phải, con ráp bánh "happy birthday" tặng ba đấy!

Ồ, quả thật đúng là một chiếc bánh ba tầng có nhiều màu, lại có cả hoa và con Ngựa tuổi ba nữa. Ôi, con gái của ba thông minh qúa, chưa đầy ba tuổi mà con đã biết tự làm bánh sinh nhật tặng ba rồi. Ba thật sự thán phục trí tưởng tượng phong phú của con, bánh kem hình vuông làm bằng đồ chơi lắp ráp - có ngồi chơi bao nhiêu buổi nữa thì tự ba cũng không thể hình dung nổi là mình có thể sáng tạo ra cái gì độc đáo như vậy hay không!

Con gái yêu quý của ba ơi, ba đã hiểu ra rằng những buổi được cùng chơi với con như thế này thật sự là món quà vô giá mà trẻ thơ tặng cho những người cha. Vậy thì ba không thể nào lại không vui mừng đón nhận những món quà quý giá đó. Cho nên, ba hứa sẽ cùng chơi với con mỗi khi ba rảnh, dành cho con tất cả các ngày Thứ 7 của ba. Và điều quan trọng nhất: ba hứa sẽ không bao giờ thất hứa với con, con gái yêu của ba!

Tổ chức một buổi vui chơi cho bé

Bây giờ bé đã lớn, bạn đã trở thành một người bạn cùng chơi thân thiết của bé, bạn đã cùng bé "khám phá" những vùng đất bí hiểm, cùng bé chia những chiếc bánh ngon lành, và cùng xây một tòa nhà tuyệt vời bên bờ con sông lớn. Nhưng khi con bạn đi học mẫu giáo, và bắt đầu tham gia vào các hoạt động trường lớp, phạm vi tiếp xúc xã hội của bé được mở rộng, và những buổi vui chơi trở thành một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống tuổi thơ của bé.

Chơi với bạn bè trong những buổi vui chơi không chỉ đem lại cho bé niềm vui - mặc dù điều hiển nhiên này là vô cùng quan trọng. Những tình bạn đầu tiên của trẻ sẽ dạy cho chúng những kỹ năng cần thiết: Làm thế nào để chia sẻ cùng nhau, làm thế nào để lần lượt chơi luân phiên, và thậm chí làm thế nào để tìm ra cách giải quyết các xung đột.

Dưới đây là một vài hướng dẫn giúp bạn lên kế hoạch tốt nhất cho một buổi vui chơi của bé và bạn bè.

Lắng nghe cẩn thận

Khi con bạn từ trường về nhà, bé có kể đi kể lại 1 cái tên nào đó không? Hãy hỏi xem bé có muốn mời người bạn này hay một ai đó trong lớp tới chơi cùng? Bạn cũng có thể hỏi giáo viên xem có một cậu bé hay cô bé nào đó mà con bạn hay thích chơi cùng.

Nhỏ hơn là tốt hơn

Khi tổ chức một buổi vui chơi, chỉ nên mời một số ít người bạn của bé. Con số lẻ hầu như sẽ đảm bảo rằng sẽ có ai đó bị cho ra rìa. Và hãy giữ cuộc vui chơi thời lượng ngắn - khoảng từ 1 đến 2 giờ là đủ.

Tạo không khí chơi thân mật

Trong trường hợp đây là lần đầu tiên con bạn tham gia một buổi vui chơi như thế này, hãy tổ chức tại nhà hay một nơi mà bé thường hay đến trước đó. Nếu buổi chơi được tổ chức tại nhà ai đó khác, bạn nên ở lại cùng con. Sự hiện diện của bạn sẽ làm bé cảm thấy thoải mái, đặc biệt trong trường hợp xảy ra xung đột hay con bạn gặp phải một tình huống căng thẳng. Tương tự thế, nếu buổi chơi được tổ chức ở nhà bạn, hãy mời bố mẹ các trẻ khác hay những người trông trẻ ở lại, hay ít nhất để cô ấy/anh ấy biết rằng mình được chào đón ở lại cho tới khi các bé quen thuộc với không gian mới (biết đâu bạn sẽ có thêm được những người bạn!).

Lên kế hoạch trước

Trước khi các bạn của bé đến chơi, hãy nói với bé những gì bé nên ứng xử với bạn. Nếu vô tuyến hay máy tính có chức năng giới hạn, hãy giải thích cho bé hiểu. Nếu bạn nghĩ có 1 đồ chơi đặc biệt mà con bạn không thể chia sẻ, hãy cất nó đi. Hỏi bé về loại đồ ăn vặt nào mà bé và các bạn ưa thích.

Có mặt, nhưng không lộ diện

Một khi khách của bé đến (bạn bè của bé), đừng vội bỏ đi ngay. Bạn hãy gợi ý một vài hoạt động để có thể phá vỡ không khí khách sáo ban đầu và làm cho mọi thứ bắt đầu tiến triển. Giúp bọn trẻ quyết định lựa chọn vài đồ chơi hay trò chơi mà chúng ưa thích. Khi buổi chơi tiến triển tốt, bạn hãy để các bé chơi tự nhiên, và nhẹ nhàng rút sang phòng khác; tuy nhiên, hãy luôn sẵn sàng có mặt trong trường hợp ai đó cần bạn. Nếu trẻ không chơi cùng nhau, đừng lo, bởi có lúc trẻ chơi cạnh một trẻ khác mà không hề tương tác - điều đó là bình thường ở lứa tuổi này (đặc biệt trước 3-4 tuổi)

Hãy để bọn trẻ tự giải quyết xung đột

Nếu một cuộc cãi nhau nảy ra, trừ khi đó là đánh nhau, còn không bạn đừng vội can thiệp. Một cuộc xung đột nhỏ hiếm khi kéo dài và là cơ hội để trẻ có thể tìm ra cách giải quyết. Nếu sự bất đồng này leo thang tới nguy cơ đánh nhau, đó là lúc bạn phải can thiệp. Giải thích cho các bé hiểu rằng hành vi như thế là không thể chấp nhận được, và giúp bọn trẻ đi tới một thỏa hiệp. Cần thiết, hãy chuyển chúng sang một hoạt động khác hay một bữa ăn nhanh.

Trước khi kết thúc

Khoảng 20 phút trước khi kết thúc buổi chơi, bạn nhớ nhắc nhở để các bé biết rằng đã đến thời điểm cất dọn đồ chơi. Khi còn khoảng 10 phút, bắt đầu dừng quá trình chơi lại. Nếu sự thông báo của bạn khiến bọn trẻ không vui, hãy đề ra những kế hoạch mới cho lần chơi sau - "Hình như con có rất nhiều bộ váy đẹp phải không! Lần tới chúng ta sẽ chơi trò đóng giả công chúa nhé!". Nếu bọn trẻ vẫn chưa chịu thu dọn, hãy tổ chức 1 cuộc đua cất gọn đồ chơi - đặt thời gian tính và thi xem ai có thể nhặt đồ chơi về giá nhanh nhất. Cần phải có óc thực tế - trẻ mẫu giáo chắc chắn có thể giúp bạn thu dọn đống hỗn độn, nhưng chúng không thể làm tất cả một mình.

Đồ chơi cho bé (3-6 tháng)

Giai đoạn này, bé bắt đầu khám phá thế giới nhiều hơn với đôi tay. Bé thích mút ngón tay, dùng tay túm đồ chơi, đưa đồ chơi từ tay này sang tay kia. Bé còn biết kéo (đẩy) đồ chơi lên - xuống, qua trái - phải và vận hành đồ chơi theo cách yêu thích.

Cha mẹ cần lưu ý chọn đồ chơi an toàn cho con vì bé có thể đưa đồ chơi vào miệng.

Lục lạc có trọng lượng nhẹ: Các bé rất yêu thích âm thanh. Bạn có thể đưa cho con một chiếc lục lạc và quan sát bé rung (lắc) nó. Có thể cho bé nghe kèm một bản nhạc có tiết tấu mạnh và vui để bé hứng thú. Tuy nhiên, bạn cần chọn mua những chiếc lục lạc có trọng lượng nhẹ, sạch sẽ, dạy cho bé tạo ra những âm thanh bằng nhiều cách khác nhau.

Đồ chơi chất liệu cao su mềm, phát ra tiếng kêu "chít chít": Bất cứ khi nào bé chộp lấy món đồ, bóp nhẹ, âm thanh "chít chít" sẽ khiến bé háo hức. Đồ chơi kiểu này cũng là gợi ý phù hợp khi bé tắm.

Đồ chơi mềm: Ở giai đoạn này, bé chỉ phù hợp với những kiểu đồ chơi chất liệu mềm và thân thiện. Bạn cần tránh những thứ sắc, cứng, có nhiều chi tiết, dễ làm tổn thương, nhất là vùng tai và mắt của bé. Lựa chọn phù hợp là búp bê hoặc thú nhồi bông nhiều màu sắc; đồ chơi mềm, chất liệu nhựa tổng hợp không gây hại cho mắt và miệng của con... Hạn chế chọn đồ chơi đính kèm cúc, dây ruy băng, thắt lưng và nhiều sợi chỉ...

Đồ chơi mềm, co giãn tốt: Đó có thể là món đồ chơi đua đưa hoặc khi bạn treo món đồ, bé dùng tay tóm lấy, kéo mà không hỏng. Do ở giai đoạn này, nằm là hoạt động chủ yếu nên những món đồ treo được rất kích thích bé. Bé thích với tay tới đồ chơi, kéo, quay tròn và lắc chúng. Tuy nhiên, những món đồ này không còn khiến bé háo hức nhiều nếu bé đến 5 tháng, biết lẫy tốt.

Sách bìa: Bạn có thể duy trì thói quen đọc cho con từ giai đoạn này. Nhưng cần chọn những cuốn sách không khiến bé bị thương khi gặm, không bị xước mũi và những hình thức khác phù hợp với bé. Lắng nghe giọng nói của mẹ là cách giúp bé phát triển thính giác và ngôn ngữ. Khi đọc, bạn hãy thay đổi giọng nói theo hoàn cảnh, có thể kèm theo hát, đọc thơ và những câu nói hóm hỉnh để thu hút bé.

3 quan niệm không đúng với làn da bé

Làn da của bé khá nhạy cảm và cần được chăm sóc cẩn thận. Dưới đây là những quan niệm chưa đúng khi chăm da cho con:

1. Chỉ nên tắm rửa cho bé với nước
Nước không thể loại bỏ vi khuẩn có hại, nhất là vùng da quấn tã. "Chỉ dùng nước thì không phải cách chăm sóc da cho con hiệu quả" - Michael Cork (Chuyên viên da liễu Đại học Seffield, Mỹ) cho biết.

Làn da của bé khá nhạy cảm và cần được chăm sóc cẩn thận

Nước (đặc biệt là nước quá ấm) còn có những ảnh hưởng không tốt lên da của bé nếu được dùng "chay". Nó chỉ duy trì độ ẩm trên da trong vòng 30 giây rồi khiến làn da bị khô. Độ pH của nước là 7,5 trong khi độ pH của làn da là 5,5; vì thế, nước làm tăng độ pH cho da, khiến da mất vẻ mềm, mịn.

Nước cứng (có hòa tan nhiều muối vô cơ) còn ảnh hưởng xấu đến làn da của bé nhiều hơn. Do đó, trong quá trình chăm sóc da cho con, bạn có thể chọn những sản phẩm chăm sóc da phù hợp với bé.

2. Tất cả các sản phẩm chăm sóc da đều không tốt
Nếu sử dụng đúng sản phẩm (duy trì độ pH tự nhiên cho da là 5,5) thì những sản phẩm đó có tác dụng bảo vệ da. Bạn hãy chọn mua những sản phẩm dành riêng, phù hợp với bé để ngăn ngừa chứng bệnh về da.

3. Tinh dầu vô cơ (mineral oil) gây hại cho da của bé
Một số tinh dầu thực vật (vegetable oil) có chứa axit béo cao có thể phá hủy lớp bảo vệ da của bé. Dầu olive - sản phẩm được không ít phụ huynh ưa chuộng khi massage cho con cũng có thể làm khô da của bé. Với những bé có nguy cơ bị chàm bội nhiễm thì việc dùng tinh dầu không đúng cách sẽ làm tăng khả năng bị bệnh. Bạn có thể dùng kem làm mềm và giữ ẩm da, dầu dành cho bé (baby oil) thay vì các loại tinh dầu khác.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh

Khi thời tiết trở lạnh là lúc các bệnh trẻ em tăng lên, đặc biệt là các bệnh lý hô hấp. Trẻ sơ sinh càng dễ nhiễm bệnh do cơ thể non yếu, khả năng ổn định thân nhiệt chưa tốt, trẻ sẽ dễ bị lạnh, nhiễm trùng hoặc bị bệnh nặng nếu không biết cách chăm sóc.

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa lạnh phải đảm bảo trẻ đủ ấm nhưng phải thoáng mát, tránh hăm da, nhiễm trùng rốn do quấn trùm trẻ quá kỹ.

Cách giữ ấm
Phòng trẻ nằm nên thoáng khí, đủ ánh sáng, và ấm áp. Nếu dùng máy lạnh thì giữ nhiệt độ khoảng 28 độ C. Người lớn cần mặc quần áo cho trẻ đủ ấm, đội nón, mang vớ cho trẻ. Ngoài ra, tránh để gió lạnh lùa vào phòng, dù trẻ đã được mặc đủ quần áo ấm nhưng việc tiếp xúc thường xuyên với nguồn gió lạnh sẽ rất nguy hiểm đến trẻ.

Cho trẻ nằm chung với mẹ. Mẹ ôm trẻ vào lòng sẽ làm tăng tình cảm mẹ con, thân nhiệt trẻ ổn định. Tiếp xúc "da kề da" cũng rất hữu ích để giữ trẻ không bị lạnh, đặc biệt là trẻ sinh non. Cho bé bú mẹ đầy đủ cũng là cách hữu hiệu giữ ấm cho trẻ.

Đo nhiệt độ trẻ hay sờ tay chân trẻ, nếu thấy lạnh thì bạn nên mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn, ôm trẻ vào lòng, cho bú mẹ.

Cách vệ sinh
Thường xuyên kiểm tra tã trẻ, khi thấy ướt hãy thay ngay để tránh trẻ bị lạnh.

Rửa tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả phòng nhiễm trùng sơ sinh. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc bé.

Khi tắm bé, bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, khăn lau, khăn tắm, xà phòng, nước ấm (đổ nước lạnh trước rồi pha nước nóng vào sau), phấn thoa, thuốc nhỏ mắt nhỏ mũi, bông ráy tai. Nơi tắm bé phải kín gió, ấm áp. Chọn xà phòng có độ kiềm thấp, dùng cho sơ sinh.

Cách tắm: Tắm bé từng phần. Dùng khăn mềm thấm nước ấm lau mắt bé trước, sau đó lau mặt, gội đầu, lau khô đầu. Tiếp đến, tắm nửa người trên cho bé, chú ý các nếp gấp cổ, nách, sau gáy, rồi lau khô. Tắm tiếp phần dưới cơ thể, chú ý nếp bẹn, vùng hậu môn, sinh dục.

Tắm xong, lau khô, mặc quần áo sạch, thoáng, ấm, nhỏ mắt, mũi và lau tai cho bé. Sơ sinh không nhất thiết phải tắm hàng ngày. Khi trời quá lạnh, bé không dơ quá thì có thể lau cho bé.

Rốn là ngõ vào quan trọng gây nhiễm trùng sơ sinh. Bạn chăm sóc rốn hàng ngày với nước muối sinh lý hoặc dùng alcohol 700. Sau khi chăm sóc rốn, bạn nên để hở rốn sẽ làm rốn mau khô, dễ rụng. Quấn tã dưới rốn.

Lau mắt bằng khăn mềm, thấm nước ấm. Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý.

Giữ phòng ấm, thoáng khí, mặc quần áo sạch, thoáng, thay tã khi ướt và tắm trẻ sẽ giữ da trẻ sạch, không nhiễm trùng.

Giá trị dinh dưỡng của một số loại nước hoa quả ép





Nước nho: Trong nước nho, ngoài các vitamin B còn có các loại chất khoáng như Kali, magiê. Nước nho tím là loại nước lợi tiểu nhất và cũng cung cấp nhiều lượng calo nhất so với nước nho xanh (100 kcal trong 15cl nước nho).

Nước táo: Ngoài cung cấp vitamin, trong nước táo còn có chứa chất pectin. Nước táo có khả năng làm mát ruột, mịn da nhưng cũng có thể gây tiêu chảy. Bên cạnh đó nước táo có khả năng giảm cholesterol trong máu và tăng khả năng miễn dịch.

Nước cà chua: Là loại nước giàu khoáng chất vì trong cà chua có chứa 3 loại vi chất chống oxy hoá: vitamin C, E và lượng caroten cần thiết. Những chất này cùng với chất sắc tố hồng đóng vai trò là chất chống lão hoá. Có 30 kcal trong 15cl nước cà chua. Ðặc biệt dùng nước cà chua pha muối có tác dụng giảm béo tích cực.

Nước dứa: Lượng enzyme trong dứa giúp tiêu hóa bớt lượng protein dư thừa, có chứa vitamin C, kali, lượng caroten... là những vi lượng không thể thiếu của cơ thể. Ðặc biệt dứa cung cấp một lượng đường tự nhiên rất phong phú (80 kcal đường trong 15cl nước dứa), vì thế có khả năng làm tăng trọng lượng.

Nước cam: Ngoài vitamin C có tác dụng tăng chất đề kháng và tăng sức hấp thụ, chất sắt, thực vật, nước cam còn chứa nhiều canxi hơn là các sản phẩm từ sữa. Chất canxi tập trung nhiều trong các tép cam và vỏ cam. Khi pha nước cam, một phần lớn canxi sẽ tiết ra hoà cùng nước cam. Ðể tận dụng được tối đa lượng canxi có trong vỏ cam, cần ăn 1/4 vỏ cam cùng với nước cam hoặc ăn cam cắt miếng. Một cốc nước cam kèm theo một chút vỏ cam sẽ làm bạn thoả mãn lượng canxi cần thiết. Một cốc nước cam 200ml có chứa 20% lượng canxi và 100% lượng vitamin. Vì thế bạn nên dùng nước cam hàng ngày, đó là cách tốt nhất giúp bạn giải khát và làm việc tốt hơn. Ðây cũng là một giải pháp tối ưu cho những người mập và những người không thích uống sữa.

Bạn nên lưu ý khi pha nước cam, vắt trực tiếp vào cốc, không nên vắt qua máy vắt cam để có thể lấy cả tép cam, sau đó dùng thìa hớt bỏ hột đi, nếu có thể bạn cắt thêm một chút vỏ cam vào cốc nước cam của bạn. Như vậy bạn đã được cung cấp 160mg canxi sau khi dùng 200ml nước cam. Bạn nên sử dụng nước cam hàng ngày làm nước giải khát và tráng miệng. Nhưng đồng thời bạn phải nhớ vi chất bay hơi rất nhanh khi tiếp xúc với không khí, vì thế bạn phải dùng ngay sau khi pha chế nước cam nói riêng và các loại nước hoa quả khác nói chung.

Bé mới tập ăn dặm: 4 - 6 tháng

ăn dặm, 4 - 6 tháng

Từ tháng thứ 5, mỗi tuần cho bé ăn thêm trứng 2 lần, mỗi lần chỉ lấy một nửa tròng đỏ

Từ tháng thứ 5, mỗi tuần cho bé ăn thêm trứng 2 lần, mỗi lần chỉ lấy một nửa tròng đỏ


Ngay từ tháng thứ tư, nếu bé bú sữa bò thì ta đã có thể cho bé bú sữa pha bằng nước cháo loãng. Mỗi muỗng gạo (loại muỗng cà phê) nửa lít nước nấu sôi trong vòng một tiếng đồng hồ, thêm nước chín vào cho đủ nửa lít dùng để pha sữa cho bé trong ngày.

Từ tháng thứ năm bé có thể bú sữa với một thứ nước cháo đậm đặc hơn (hai muỗng gạo) và ăn thêm bột sữa. Trên thị trường có nhiều loại bột sữa pha chế sẵn, chỉ việc thêm nước chín vào, khuấy đều là xong. Bạn cũng có thể "điều chế" loại bột ấy bằng cách pha một hoặc hai muỗng bột với khoảng 6 muỗng sữa (180 g), thêm chút muối, chút nước, nấu chừng 20 phút với lửa liu riu là ta đã có ngay một loại thứ bột sữa ngon lành cho bé.

Bột, nước cháo giúp bé mau lên cân và giúp cho sự tiêu hoá sữa mau lẹ hơn, đồng thời cũng tập dần cho bé quen các thức ăn cứng để dễ dứt sữa (bỏ bú) sau này. Ngay từ tháng thứ tư, cơ thể bé đã có đủ các men cần thiết để tiêu hoá chất bột trong bột sữa và cháo. Riêng bột đậu, phải 6 tháng trở lên mới tiêu hoá được. Vì thế không được lạm dụng, thấy bé ăn bột được và khá lên lại cho bé ăn toàn bột, chẳng bao lâu sinh ra bao nhiêu bệnh rắc rối. Sữa vẫn luôn luôn là thức ăn chính của bé trong giai đoạn này. Bé bốn tháng ăn hai, ba muỗng bột, bé 5 - 6 tháng ăn bốn, năm muỗng bột là nhiều. Nên thêm mỡ, dầu vào bột.

Từ tháng thứ 5, bé được ăn thêm rau: cà rốt, khoai bí, rau muống, rau dền, đậu... nấu nhừ, dùng nước pha sữa, rồi dần dần cho ăn luôn cả xác tán nhuyễn, thêm chút muối, hoặc chút sữa, chút đường gì cũng được. Từ tháng thứ sáu cho thêm thịt vào hầm với rau cải như trên, mỗi ngày cho bé ăn một vài muỗng, tuần ăn ba bốn lần thôi.

Cũng trong thời gian này, mỗi tuần cho ăn thêm trứng, chỉ lấy tròng đỏ, ăn tuần hai lần, mỗi lần khoảng 1/3 đến 1/2 trứng là nhiều. Bé cũng có thể ăn thêm cam, chuối... Nếu bé bú sữa bò từ nhỏ thì có thể cho bé uống nước cam, chanh từ trong tháng vì bé bú sữa bò cần được bổ sung sinh tố C.

Mỗi lần thêm một thức ăn mới, nếu lúc đầu bé tỏ vẻ không ưa thì đừng ép. Kiên nhẫn nhập từ từ cho bé.

Không cần đòn roi trẻ vẫn trưởng thành

Dạy trẻ cũng cần phải có kỹ năng.
- Nuôi con trưởng thành và thành công là điều rất khó. Thiếu những kỹ năng cơ bản làm cha mẹ, nhiệm vụ này sẽ trở nên khó khăn hơn.

Kỹ năng cơ bản cho người làm cha mẹ

Nuôi con trưởng thành và thành công là điều rất khó. Thiếu những kỹ năng cơ bản làm cha mẹ, nhiệm vụ này sẽ trở nên khó khăn hơn.

Trẻ em cần cả tình yêu thương và kỷ luật. Kỷ luật bao gồm hình thức môi trường, phép tắc, và ranh giới chứ không chỉ các hình phạt đánh đập và phục tùng. Tình thương yêu là bù trừ cho kỷ luật. Cả hai đều cần thiết nếu bạn trở thành ông bố bà mẹ thành công. Cả hai đều cần tạo dựng một sự cân bằng đúng mức về quan tâm chăm sóc đòi hỏi trong quá trình nuôi con. Khi tình yêu và kỷ luật được thực hiện đúng, con bạn sẽ có tinh thần khỏe mạnh, tự tin, có trách nhiệm, tự chủ và biết cách trở thành ông bố bà mẹ tốt trong tương lai.

Những trẻ vị thành niên có vấn đề có thể rất khó kiểm soát, nhưng các tổ chức xã hội, bạn bè, cha mẹ và thành viên khác trong gia đình sẽ luôn ở bên hướng dẫn và giúp đỡ. Bố mẹ nên cảnh giác những hành vi xấu của trẻ do chính sự thiếu kỹ năng làm cha mẹ của mình đôi khi có thể gây ra các chứng rối loạn tâm lý, hiếu động thái quá hoặc rối loạn hành vi.

Dạy trẻ có kỹ năng và phương pháp sẽ khiến trẻ trưởng thành tốt hơn.

Những nỗ lực nhằm thay đổi hành vi bằng tình yêu thương và kỷ luật phải được thực hiện trước khi phải dùng đến thuốc và những phương pháp trị liệu khác. Việc lạm dụng thuốc để kiểm soát hành vi có thể có gây ra những ảnh hưởng về tâm sinh lý lâu dài cho trẻ và nhận thức của trẻ khi chúng lớn lên và quan hệ với những trẻ khác.

Khi những vấn đề xảy ra với trẻ trở nên nghiêm trọng, nên để cho các chuyên gia đánh giá quyết định xem chúng có mắc phải những vấn đề về thần kinh hay không.

Điều quan trọng hơn cả, các bác sĩ chuyên khoa và nhà tâm lý trẻ em có xu hướng sử dụng thuốc tác động mạnh đến tinh thần trước tiên. Tâm lý liệu pháp thường tốn kém và mất nhiều thời gian. Dùng thuốc thường được ưa chuộng hơn để đối phó với những trẻ mắc bệnh tâm lý, do đó cha mẹ nên ý thức về những yếu tố này vì dùng quá nhiều thuốc sẽ không tốt cho trẻ.

Hâu quả của những loại thuốc này đến trẻ và hệ thần kinh đang phát triển vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Gần đây, đã có chỉ định trẻ không được sử dụng các loại thuốc này. Những loại thuốc tác động mạnh chỉ được coi như thứ yếu nhằm kiểm soát các vấn đề thần kinh nghiêm trọng, chúng không đóng vai trò gì trong việc giải quyết vấn đề hành vi.

Cha mẹ có thể quyết định phương pháp nào cho con là tốt nhất và họ phải cùng tham gia và lên tiếng.

Đánh con cũng phải có phương pháp

Quan trọng nhất là mỗi ông bố bà mẹ cần phải hiểu sự hạn chế của các hình phạt như mắng nhiếc hoặc đánh đập. Nhiều cha mẹ dạy dỗ con cái thành công mà không bao giờ phải đánh đập.

Nhiều cha mẹ dạy dỗ con cái thành công mà không bao giờ phải đánh đập.

• Đánh vào mông hoặc vào tay nhằm ngăn cản các hành vi nguy hiểm khi trẻ đòi chơi với ổ cắm điện.

• Có thể đánh vào mông trẻ trong một số tình huống khác như khi trẻ không chịu nghe lời mà cứ đòi nghịch những trò nguy hiểm như ngồi trên cửa sổ, kéo cốc nước nóng khỏi bàn, và phải luôn nói không với những trò nguy hiểm này với trẻ. Mục đích của việc này là tăng cường ứng phó bằng những chỉ dẫn và hạn chế tất cả việc đánh đập càng sớm càng tốt.

• Mọi hành vi hành hạ thể xác nên được thay thế bằng lời thể hiện tình yêu và sự quan tâm đến trẻ. Điều đó nhắc nhở cho trẻ rằng những việc làm sai trái đều bị phạt và đó là thể hiện tình yêu đối với trẻ chứ không phải thù ghét.

• Sử dụng các từ ngăn cấm và hướng dẫn thay vì đánh trẻ được coi như các kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

• Sau 3 tuổi mới cần phải sử dụng các hình phạt về thể xác. Nếu những vấn đề về hành vi và kiểm soát vẫn tiếp diễn và nghiêm trọng hơn, bố mẹ nên tìm ra kế hoạch cụ thể để giải quyết.

• Tính kiên định trong kỷ luật, nói là làm sẽ giúp trẻ hiểu được ranh giới và bố mẹ sẽ không phải dùng đến các kỷ luật nữa.

Dưới đây là những hình thức có thể áp dụng cho trẻ nhằm hạn chế bất kỳ hình phạt về thể xác nào:

• Cho trẻ vào phòng.

• Tước mọi quyền lợi dưới mọi hình thức.

• Không cho trẻ chơi các trò yêu thích.

Bí quyết chọn giày cho bé

- Bạn có thể sẽ bị “cám dỗ” khi bước vào cửa hàng giày dép cho bé yêu và nảy sinh ý định mua ngay cho bé một vài đôi xinh xắn nhất.

Và tất nhiên, khi về nhà, bạn muốn bé đi ngay những đôi giày tuyệt đẹp đó, nhất là khi bé ở giai đoạn bắt đầu tập đi. Bạn cho rằng bước chân của bé sẽ thật là yêu khi lẫm chẫm với những đôi giày đủ màu mà bạn chọn.

Thực tế thì cho bé đi giày chỉ nên là sự lựa chọn khi bạn đưa bé đi ra ngoài chơi, đi gặp gỡ họ hàng hoặc khi thời tiết lạnh. Ngoài ra, bé nên được tập bước đi trên đôi chân trần của mình, trừ khi sàn nhà không được phẳng phiu và sạch sẽ.

Nếu bạn vẫn nuôi ý định chọn mua giày cho bé yêu, đừng bỏ qua một số lời khuyên nhỏ sau đây.


Tốt nhất hãy chọn những loại giày có đế cứng, chắc

1. Nếu bé yêu của bạn chưa biết đi mặc dù đã 17 tháng tuổi thì khi chọn giày, bạn càng cần phải cẩn thận. Tốt nhất hãy chọn những loại giày có đế cứng, chắc.

Điều này là bởi những bé chậm đi thường có gan bàn chân phẳng và chân mềm hơn các bé khác. Vì vậy, các bé cần có “bệ đỡ” thật vững vàng để có thể bước đi tự tin và chắc chắn hơn.

2. Những chiếc giày có đế cong hoặc mềm có vẻ làm chân bé đỡ đau hơn khi bước đi. Đó là cách nghĩ của bạn. Thực ra thì chỉ khi nào chân bé đã hoàn toàn vững và bước đi chắc chắn rồi thì bạn mới nên nghĩ đến những chiếc giày có đế như thế.

Nếu đế giày không chắc, bé có thể bị ngã hoặc trẹo chân khi đang bước vì chân bé lúc này đang còn yếu.

3. Việc để bé yêu đi tất không trong nhà làm tăng nguy cơ bé bị trượt ngã vì tất rất trơn, chính bạn cũng có thể bị trượt chân trong trường hợp này. Vì thế, nếu nhiệt độ trong nhà đủ ấm, bạn có thể cho bé đi chân không hoặc chọn loại tất có đế cao su để bé không bị ngã.

Một lời khuyên khác hữu ích hơn là bạn nên trải thảm nền nhà để vừa ấm vừa an toàn cho bé. Nếu bị ngã, bé cũng không quá đau.


Tốt nhất hãy chọn những loại giày có đế cứng, chắc

4. Không nên cho bé đi sandal thường xuyên. Quai sandal có thể bị tuột ra khi bé chạy nhảy, leo trèo và khiến bé luống cuống không biết làm thế nào với nó. Một đôi giày vừa chân và đế vững là lựa chọn thích hợp hơn.

5. Nên đo cỡ chân của bé mỗi 3 tháng 1 lần bởi chân bé có thể sẽ lớn rất nhanh và đôi giày hiện tại không còn vừa nữa. Nếu bé cứ phải đi một đôi giày khi cỡ chân thay đổi thì bé sẽ vừa bị đau vừa ảnh hưởng đến dáng đi của bé.

6. Bạn nghĩ cần phải mua cho bé đôi giày có phần bảo vệ mắt cá chân? Điều này thực ra không quá cần thiết. Hãy dành sự tập trung hơn đến chiều ngang của đôi giày và đế của nó.

Dạy bé 1 tuổi kết bạn

- Khoảng 1 tuổi, bé chưa hoàn thiện kỹ năng giao tiếp xã hội để có thể tham gia một nhóm chơi. Khái niệm 'chơi cùng' với bé có khi chỉ được hiểu là ngồi cạnh nhau.

Mỗi bé đều có một hoạt động vui chơi riêng của bản thân. Bé chưa biết phân chia đồ chơi, tuân thủ nguyên tắc chơi, chơi giả làm người bán hàng hay bác sĩ… Điều duy nhất bé thích là quan sát đồ chơi của bạn bên cạnh và sẵn sàng tóm lấy nó nếu bé phát hiện món đồ đó thú vị.


Bé thích quan sát đồ chơi của bạn bên cạnh và sẵn sàng tóm lấy nó

Nếu muốn dạy bé chia sẻ, bạn cần hướng dẫn trực tiếp cho con. Đưa cho bé và bạn của bé một quả bóng nếu bạn nhận thấy hai bé muốn chơi cùng nhau. Bạn cũng cần ngồi trên sàn nhà, cùng các bé, chuyền quả bóng từ tay này sang tay kia. Các bé sẽ biết chơi cùng nhau với cùng một đồ vật, dưới sự chỉ đạo là bạn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên hy vọng bé sẽ biết chia sẻ đồ chơi vì ở độ tuổi này, bé chưa hoàn thành thao tác cầm, nắm, chuyền quả bóng.

Hành vi điển hình của bé 1 tuổi


Bạn cũng không nên hy vọng bé sẽ biết chia sẻ đồ chơi vì ở độ tuổi này, bé chưa hoàn thành thao tác cầm, nắm, chuyền quả bóng.

Khi chơi cùng nhóm (hay 1 người bạn chơi), bé rất thích lăn bóng, nhún nhảy, vỗ tay, xếp những khối hình, dùng màu vẽ hoặc chơi ngoài trời. Nhiều bé thích mặc quần áo và thích được soi mình trong gương. Nếu có một tấm gương lớn xung quanh, các bé sẽ soi mình vào trong đó.

Vai trò của cha mẹ

Do chưa ý thức được việc kết bạn nên bé thích được chơi một mình. Vì thế, bạn cần khuyến khích bé tham gia một nhóm với những bé khác, trong đó có cả bạn. Bạn hãy dành những lời động viên, chỉ dẫn, sửa lỗi cho bé nhà mình và cả những người bạn của bé. Các bé sẽ quan sát cách mẹ hướng dẫn chơi, chia sẻ và thích thú làm theo. Đó là mầm mống để bạn xây dựng nên tinh thần sẻ chia ở bé.

"Xì hơi" ở bé là một trong những dấu hiệu bất ổn của hệ tiêu hóa. Tiêu hóa kém bé bị "xì hơi"

"Xì hơi" ở bé là một trong những dấu hiệu bất ổn của hệ tiêu hóa.
- "Xì hơi" là một trong những dấu hiệu bất ổn của hệ tiêu hóa. Tần suất "xì hơi" ở bé phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và thời điểm khác nhau.

Khi bé bắt đầu ti mẹ, dấu hiệu “xì hơi” cũng bắt đầu xuất hiện. Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị “xì”, không phụ thuộc vào chuyện bé bú mẹ hay bú bình.

Do thức ăn của mẹ

Những thứ người mẹ ăn vào có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, thông qua sữa mẹ. Nếu mẹ dung nạp nhiều thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu thì bé cũng bị “xì hơi”. Khi đó, người mẹ thử cắt giảm những thức ăn giàu gia vị, thực phẩm từ sữa vì nguồn protein có trong sữa (thực phẩm từ sữa) sẽ khiến bé dễ bị “xì hơi”.

Thức ăn dặm

Hệ tiêu hóa ở bé chưa thể hoàn thiện như người lớn; vì thế, cho ăn dặm quá sớm sẽ khiến bé gặp phải những trục trặc ở hệ tiêu hóa, trong đó có “xì hơi”.

Ăn dặm quá sớm cũng gây "xì hơi" cho trẻ.

"Măm" nhiều sữa đầu

Khi bé nuốt phải quá nhiều lớp sữa đầu (sữa chảy ra ngay khi bé “ti mẹ”) - loại sữa chứa nhiều nước và lactose hơn so với sữa sau (sữa chảy ra một lúc sau khi bé “ti mẹ”), bé có thể phải đối mặt với chứng “xì hơi”. Hơn nữa, do bé nuốt sữa quá nhanh, không khí sẽ theo vào trong dạ dày. Đó cũng là yếu tố khiến tình trạng “xì” ở bé nghiêm trọng hơn.

Quá nhiều kích thích

Quá nhiều tiếng ồn, âm thanh hỗn độn hoặc vui chơi quá mức có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và kết cục là bé bị “xì hơi”.

Vui chơi quá mức có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa ở trẻ

Mẹo giảm “xì hơi” cho con: Massage bụng có thể làm dịu bớt tình trạng “xì” do đường tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo massage đúng cách cho con để đạt hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, cũng có một số thuốc chữa “xì hơi” ở bé nhưng cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ lưỡng. Cần lưu ý rằng, dạ dày và đường ruột của bé chưa hoàn thiện nên tình trạng “xì hơi” ở mức độ vừa phải được coi là điều bình thường.

“Đi tướt” mọc răng - Có nên lo lắng?

-Nhiều mẹ rất lo lắng khi con có triệu trứng đau bụng, sốt, kém ăn, và đặc biệt là bé bị "đi tướt". Tuy nhiên đây cũng là những hiện tượng bình thường ở trẻ trong thời kỳ mọc răng.

Ở mỗi giai đoạn phát triển, con bạn sẽ gặp phải một số vấn đề liên quan đến sức khỏe. Thời kỳ mọc răng có lẽ cũng là một thời kỳ khá vất vả đối với một số bà mẹ khi bé gặp phải các triệu chứng đau, sốt, kém ăn...trong đó có hiện tượng bị “đi tướt”.

“Đi tướt” mọc răng là một hiện tượng hoàn toàn bình thường ở một số trẻ em. Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề khá nhức nhối với các mẹ khi cho rằng bé yêu của mình đã bị tiêu chảy. Phải làm thế nào để các mẹ yên tâm và trị “bệnh” đúng cách?

Thế nào là đi tướt mọc răng và các hiện tượng thường gặp?

Trong quá trình mọc răng của bé, một loại enzym được phóng thích kết hợp với lượng nước bọt nhiều hơn thông thường khi bé nuốt vào sẽ gây ra hiện tượng đi tướt.

Đi tướt mọc răng có hiện tượng không khác gì nhiều so với các hiện tượng tiêu chảy khác. Một ngày có thể bé sẽ bị đi tướt đến 4, 5 lần, phân không sống, nhầy, không có bọt, có màu vàng hơi xanh xanh hoa cà hoa cải.

Trẻ đi tướt mọc răng vẫn ăn uống và hoạt động như bình thường.

Tuy nhiên, khi bé bị đi tướt mọc răng bé vẫn chơi, ăn uống và hoạt động như bình thường, không sốt, không quấy khóc.

Trị “bệnh” đúng cách

Do đây là một hiện tượng tự nhiên nên các bà mẹ đừng nên quá lo lắng và bắt bé phải uống các loại thuốc đặc trị tiêu chảy như Berberin. Các thực phẩm thiên nhiên luôn là cách chữa trị hữu hiệu và an toàn nhất cho bé yêu. Sau đây là một số phương pháp trị “bệnh” cho bé bị đi tướt mọc răng giúp các mẹ yên tâm hơn trong việc chăm sóc bé yêu của mình nhé:

- Núm chuối tiêu xanh xao khô. Hãm lấy nước uống ngày 2 lần (mỗi lần khoảng nửa chén hạt mít). Vị thuốc này có vị mát mát, không chát, rất dễ uống.

- Hồng xiêm xanh xao khô. Hãm uống ngày 2 lần.

- Cà rốt để nguyên vỏ, ninh nhừ, lấy nước nấu bột hoặc cháo và cho uống ngày 3, 4 lần (mỗi lần nửa chén hạt mít).

- Cho bé uống Cốm vi sinh Bio Acimin và Oresol theo chỉ định của bác sĩ.

- Tránh cho bé ăn các thức ăn có vị tanh như cá, tôm, cua…

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé, tránh dùng bỉm nhiều sẽ dễ gây hăm đỏ, sưng tấy.

Hãy là người đầu tiên hiểu bé

Âu yêm, vuốt ve của mẹ là động lực lớn nhất để bé yêu vượt qua khó khăn đầu đời.

Các mẹ hãy là người đầu tiên hiểu bé khi bé gặp bất kỳ một vấn đề gì trong quá trình phát triển để giúp bé lấy lại tâm trạng vui vẻ đáng yêu thường ngày. Tránh gắt gỏng, mắng mỏ, quát tháo khiến bé càng thêm khó chịu và khó chiều trên những chặng đường phát triển sau này.

Các cử chỉ vuốt ve, âu yếm yêu thương, những lời nói và câu hát dịu dàng ngọt ngào của người mẹ sẽ là động lực lớn nhất để bé yêu vượt qua được những khó khăn đầu đời.