Không cần đòn roi trẻ vẫn trưởng thành

Dạy trẻ cũng cần phải có kỹ năng.
- Nuôi con trưởng thành và thành công là điều rất khó. Thiếu những kỹ năng cơ bản làm cha mẹ, nhiệm vụ này sẽ trở nên khó khăn hơn.

Kỹ năng cơ bản cho người làm cha mẹ

Nuôi con trưởng thành và thành công là điều rất khó. Thiếu những kỹ năng cơ bản làm cha mẹ, nhiệm vụ này sẽ trở nên khó khăn hơn.

Trẻ em cần cả tình yêu thương và kỷ luật. Kỷ luật bao gồm hình thức môi trường, phép tắc, và ranh giới chứ không chỉ các hình phạt đánh đập và phục tùng. Tình thương yêu là bù trừ cho kỷ luật. Cả hai đều cần thiết nếu bạn trở thành ông bố bà mẹ thành công. Cả hai đều cần tạo dựng một sự cân bằng đúng mức về quan tâm chăm sóc đòi hỏi trong quá trình nuôi con. Khi tình yêu và kỷ luật được thực hiện đúng, con bạn sẽ có tinh thần khỏe mạnh, tự tin, có trách nhiệm, tự chủ và biết cách trở thành ông bố bà mẹ tốt trong tương lai.

Những trẻ vị thành niên có vấn đề có thể rất khó kiểm soát, nhưng các tổ chức xã hội, bạn bè, cha mẹ và thành viên khác trong gia đình sẽ luôn ở bên hướng dẫn và giúp đỡ. Bố mẹ nên cảnh giác những hành vi xấu của trẻ do chính sự thiếu kỹ năng làm cha mẹ của mình đôi khi có thể gây ra các chứng rối loạn tâm lý, hiếu động thái quá hoặc rối loạn hành vi.

Dạy trẻ có kỹ năng và phương pháp sẽ khiến trẻ trưởng thành tốt hơn.

Những nỗ lực nhằm thay đổi hành vi bằng tình yêu thương và kỷ luật phải được thực hiện trước khi phải dùng đến thuốc và những phương pháp trị liệu khác. Việc lạm dụng thuốc để kiểm soát hành vi có thể có gây ra những ảnh hưởng về tâm sinh lý lâu dài cho trẻ và nhận thức của trẻ khi chúng lớn lên và quan hệ với những trẻ khác.

Khi những vấn đề xảy ra với trẻ trở nên nghiêm trọng, nên để cho các chuyên gia đánh giá quyết định xem chúng có mắc phải những vấn đề về thần kinh hay không.

Điều quan trọng hơn cả, các bác sĩ chuyên khoa và nhà tâm lý trẻ em có xu hướng sử dụng thuốc tác động mạnh đến tinh thần trước tiên. Tâm lý liệu pháp thường tốn kém và mất nhiều thời gian. Dùng thuốc thường được ưa chuộng hơn để đối phó với những trẻ mắc bệnh tâm lý, do đó cha mẹ nên ý thức về những yếu tố này vì dùng quá nhiều thuốc sẽ không tốt cho trẻ.

Hâu quả của những loại thuốc này đến trẻ và hệ thần kinh đang phát triển vẫn chưa được hiểu rõ ràng. Gần đây, đã có chỉ định trẻ không được sử dụng các loại thuốc này. Những loại thuốc tác động mạnh chỉ được coi như thứ yếu nhằm kiểm soát các vấn đề thần kinh nghiêm trọng, chúng không đóng vai trò gì trong việc giải quyết vấn đề hành vi.

Cha mẹ có thể quyết định phương pháp nào cho con là tốt nhất và họ phải cùng tham gia và lên tiếng.

Đánh con cũng phải có phương pháp

Quan trọng nhất là mỗi ông bố bà mẹ cần phải hiểu sự hạn chế của các hình phạt như mắng nhiếc hoặc đánh đập. Nhiều cha mẹ dạy dỗ con cái thành công mà không bao giờ phải đánh đập.

Nhiều cha mẹ dạy dỗ con cái thành công mà không bao giờ phải đánh đập.

• Đánh vào mông hoặc vào tay nhằm ngăn cản các hành vi nguy hiểm khi trẻ đòi chơi với ổ cắm điện.

• Có thể đánh vào mông trẻ trong một số tình huống khác như khi trẻ không chịu nghe lời mà cứ đòi nghịch những trò nguy hiểm như ngồi trên cửa sổ, kéo cốc nước nóng khỏi bàn, và phải luôn nói không với những trò nguy hiểm này với trẻ. Mục đích của việc này là tăng cường ứng phó bằng những chỉ dẫn và hạn chế tất cả việc đánh đập càng sớm càng tốt.

• Mọi hành vi hành hạ thể xác nên được thay thế bằng lời thể hiện tình yêu và sự quan tâm đến trẻ. Điều đó nhắc nhở cho trẻ rằng những việc làm sai trái đều bị phạt và đó là thể hiện tình yêu đối với trẻ chứ không phải thù ghét.

• Sử dụng các từ ngăn cấm và hướng dẫn thay vì đánh trẻ được coi như các kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

• Sau 3 tuổi mới cần phải sử dụng các hình phạt về thể xác. Nếu những vấn đề về hành vi và kiểm soát vẫn tiếp diễn và nghiêm trọng hơn, bố mẹ nên tìm ra kế hoạch cụ thể để giải quyết.

• Tính kiên định trong kỷ luật, nói là làm sẽ giúp trẻ hiểu được ranh giới và bố mẹ sẽ không phải dùng đến các kỷ luật nữa.

Dưới đây là những hình thức có thể áp dụng cho trẻ nhằm hạn chế bất kỳ hình phạt về thể xác nào:

• Cho trẻ vào phòng.

• Tước mọi quyền lợi dưới mọi hình thức.

• Không cho trẻ chơi các trò yêu thích.

0 comments: