"Xì hơi" ở bé là một trong những dấu hiệu bất ổn của hệ tiêu hóa. Tiêu hóa kém bé bị "xì hơi"

"Xì hơi" ở bé là một trong những dấu hiệu bất ổn của hệ tiêu hóa.
- "Xì hơi" là một trong những dấu hiệu bất ổn của hệ tiêu hóa. Tần suất "xì hơi" ở bé phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và thời điểm khác nhau.

Khi bé bắt đầu ti mẹ, dấu hiệu “xì hơi” cũng bắt đầu xuất hiện. Có khá nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bé bị “xì”, không phụ thuộc vào chuyện bé bú mẹ hay bú bình.

Do thức ăn của mẹ

Những thứ người mẹ ăn vào có ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé, thông qua sữa mẹ. Nếu mẹ dung nạp nhiều thực phẩm gây đầy bụng, khó tiêu thì bé cũng bị “xì hơi”. Khi đó, người mẹ thử cắt giảm những thức ăn giàu gia vị, thực phẩm từ sữa vì nguồn protein có trong sữa (thực phẩm từ sữa) sẽ khiến bé dễ bị “xì hơi”.

Thức ăn dặm

Hệ tiêu hóa ở bé chưa thể hoàn thiện như người lớn; vì thế, cho ăn dặm quá sớm sẽ khiến bé gặp phải những trục trặc ở hệ tiêu hóa, trong đó có “xì hơi”.

Ăn dặm quá sớm cũng gây "xì hơi" cho trẻ.

"Măm" nhiều sữa đầu

Khi bé nuốt phải quá nhiều lớp sữa đầu (sữa chảy ra ngay khi bé “ti mẹ”) - loại sữa chứa nhiều nước và lactose hơn so với sữa sau (sữa chảy ra một lúc sau khi bé “ti mẹ”), bé có thể phải đối mặt với chứng “xì hơi”. Hơn nữa, do bé nuốt sữa quá nhanh, không khí sẽ theo vào trong dạ dày. Đó cũng là yếu tố khiến tình trạng “xì” ở bé nghiêm trọng hơn.

Quá nhiều kích thích

Quá nhiều tiếng ồn, âm thanh hỗn độn hoặc vui chơi quá mức có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và kết cục là bé bị “xì hơi”.

Vui chơi quá mức có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa ở trẻ

Mẹo giảm “xì hơi” cho con: Massage bụng có thể làm dịu bớt tình trạng “xì” do đường tiêu hóa. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo massage đúng cách cho con để đạt hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra, cũng có một số thuốc chữa “xì hơi” ở bé nhưng cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ lưỡng. Cần lưu ý rằng, dạ dày và đường ruột của bé chưa hoàn thiện nên tình trạng “xì hơi” ở mức độ vừa phải được coi là điều bình thường.

0 comments: